Làm việc tại nhà có thể mang lại cho bạn nhiều sự thoải mái hơn là ở văn phòng. Tuy nhiên, hình thức này lại dễ khiến bạn cảm thấy chán , lười biếng và tạo cho bạn thói quen trì hoãn công việc.
Vậy làm sao để loại bỏ tình trạng này? Hãy cùng tìm câu trả lời qua những cách đơn giản sau đây nhé.
Thế nào là trì hoãn?
Trì hoãn không phải là một khái niệm xa lạ. Trì hoãn là khi bạn kéo dài thời gian thực hiện công việc nào đó một cách có chủ đích, thay vì thực hiện nó ngay lập tức.
Trong trường hợp bạn muốn trì hoãn công việc, điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có đủ khả năng và thời gian để hoàn thành nó. Tuy nhiên bạn lại chọn kéo dài thời gian thực hiện, hoặc để nó lại chưa muốn làm.
Việc này khác với việc bạn đang do dự về việc có nên làm một việc gì đó hay không, hoặc chưa có đủ thời gian, năng lực hoặc nguồn lực để thực hiện nó.
Trong những trường hợp trên, bạn có thể muốn thực hiện công việc đó, nhưng có một hoặc một vài yếu tố khách quan ngăn cản bạn.
Tại sao bạn chọn trì hoãn công việc?
Có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khiến bạn quyết định trì hoãn lại công việc của mình.
Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những tác động của môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, có thể nói, quyết định trì hoãn thường xuyên đến từ những yếu tố chủ quan, hay nói cách khác, nó xuất phát từ tâm lý, thái độ hoặc cách sắp xếp công việc của bạn.
Các phương pháp ngăn chặn sự trì hoãn của bạn
Bố trí góc làm việc
Bạn không cần thiết phải có hẳn một văn phòng làm việc tại nhà, nhưng một khoảng không gian làm việc nho nhỏ với đầy đủ tiện nghi là cần thiết để bạn đánh bay thói quen trì hoãn.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là một cái bàn, máy vi tính có kết nối Internet, cùng một vài đồ vật thiết yếu khác.
Thêm vào đó, tiếng ồn luôn là điều đầu tiên khiến bạn phân tâm khi làm việc tại nhà. Vì vậy, để thói quen trì hoãn của bạn không có điều kiện phát triển, điều đầu tiên cần làm chính là chọn cho mình một môi trường làm việc hạn chế tiếng ồn nhất có thể.
Một không gian làm việc nghiêm túc, gọn gàng sẽ đem lại hứng thú làm việc. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị sẵn ở đó một chai nước, trái cây, đồ ăn nhẹ.
Bằng cách đó, bạn sẽ không cần ngắt mạch công việc, mất thời gian ra ngoài lấy thứ mình cần, rồi khó khăn tìm lại sự tập trung cao độ của mình.
Đọc thêm: Sáng tạo không gian làm việc tại nhà hiệu quả
Lên kế hoạch
Đã bao giờ bạn nghĩ chỉ cần xem nốt một tập phim nữa thôi rồi làm việc, nhưng cuối cùng lại dành hết buổi chiều để cày phim? Hay là bạn định lướt Facebook 5-10 thôi rồi lại mắc kẹt ở đó cả tiếng đồng hồ?
Nhìn xem, việc chần chừ và thói quen trì hoãn công việc đã ngốn mất của bạn biết bao thời gian quý giá rồi đấy.
Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn tạo lịch trình cho mình và biết đâu là việc quan trọng cần được ưu tiên.
Hãy lập danh sách các công việc cần được làm trong ngày hay trong tuần. Bạn cũng có thể highlight một số danh mục để phân biệt giữa các công việc cấp thiết và không cấp thiết để xử lý dần theo mức độ ưu tiên.
Sau đó phân bổ thời gian và tạo deadline cho từng việc cụ thể. Việc áp đặt thời hạn cho bản thân chính là cách tốt nhất để tạo động lực làm việc và cam kết khi làm việc từ xa.
Như vậy, tất cả những gì bạn cần làm lúc này là làm theo các nhiệm vụ trong đó một cách trình tự mà thôi.
Chia nhỏ nhiệm vụ
Chúng ta thường có thói quen trì hoãn trước những nhiệm vụ khó, hay những công việc chưa đến thời hạn.
Một điều nguy hiểm cho điều này đó chính là ta vẫn nghĩ mình có rất nhiều thời gian, cho tới khi thực sự bắt tay vào làm và choáng ngợp bởi lượng công việc khổng lồ.
Vì vậy, với những công việc quá phức tạp, bạn có thể chia nhỏ nó ra và bắt đầu làm từ những phần đơn giản nhất.
Tới tháng sau mới phải nộp bản báo cáo ư? Hãy tạo trước một dàn bài bao gồm các đề mục chính trong bản báo cáo. Sau đó, bạn chỉ cần tiếp tục chia nhỏ mỗi đề mục, làm từ từ từng chút mỗi ngày mà vẫn có thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cuối cùng.
Thiết lập thời hạn cho từng đầu việc
Trì hoãn là một thói quen dai dẳng và khó bỏ. Bạn chỉ có thể khiến mình trở nên kỷ luật bản thân tốt hơn, đặc biệt là khi làm việc tại nhà, bằng cách tự tạo áp lực về thời gian cho mình.
Kể cả khi sếp hay đồng nghiệp không đưa một deadline cụ thể cho công việc của bạn, hãy tự thiết lập mốc thời gian mà bạn cần hoàn thành nó.
Sau khi chia công việc ra thành từng phần nhỏ, hãy lên một thời gian biểu cho mỗi một phần đó và tuân thủ nó một cách sát sao.
Sử dụng Quy tắc 2-phút
Quy tắc vô cùng đơn giản. Nó hướng dẫn rằng nếu có một công việc mà bạn chỉ mất chưa tới 2 phút để hoàn thành thì hãy làm nó ngay bây giờ.
Quy tắc này có hiệu quả vì một khi bạn bắt đầu bắt tay vào công việc, bạn sẽ dần tạo ra động lực và guồng quay cho chính mình. Điều này sẽ khiến việc tiếp tục với những đầu việc khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Đây là lời khuyên mà bạn sẽ luôn nhận được cho dù đang làm bất kỳ công việc, vị trí hay lĩnh vực nào. Nó cũng là một thói quen tốt để đánh bay sự trì hoãn.
Nếu như sự trì hoãn của bạn đến từ việc bạn thiếu những đánh giá, hoặc đánh giá sai về tính chất và tầm quan trọng của công việc, hãy sắp xếp lại những đầu việc theo 4 mức độ ưu tiên như sau:
Áp dụng phương pháp Pomodoro
Phương pháp Pomodoro vô cùng hữu dụng cả khi làm việc tại văn phòng hay làm việc tại nhà.
Phương pháp này gợi ý rằng bạn chỉ nên tập trung vào công việc trong vòng 25 phút, sau đó là 5 phút giải lao. Sau 4 lần liên tục áp dụng thời gian biểu như trên, bạn sẽ có một quãng nghỉ dài hơn từ 15-30 phút.
Phương pháp này giúp bạn làm việc hiệu quả nhất khi được áp dụng cho các nhiệm vụ lớn và dài hơi. Việc khiến bản thân làm việc cường độ cao trong một thời gian dài chắc chắn sẽ lấy đi của bạn rất nhiều năng lượng.
Vì vậy, hãy kết hợp giữa việc chia nhỏ nhiệm vụ và áp dụng phương pháp Pomodoro để tạo ra các phiên nghỉ ngắn, giúp bạn “sạc pin” nhanh chóng.
Nó cũng giúp tạo ra một guồng quay đều đặn giữa làm việc và nghỉ ngơi, từ đó khiến bạn lãng quên thói quen trì hoãn của mình.
Sử dụng các ứng dụng nhắc nhở và ghi chú công việc
Có rất nhiều ứng dụng được tao ra để giúp bạn sắp xếp công việc ngăn nắp và kỷ luật hơn trong công việc, chẳng hạn như Google Calendar, Trello, ProofHub, v.v.
Bạn có thể sắp xếp và đặt deadline cho tất cả những công việc cần hoàn thành lên những ứng dụng này.
Chúng sẽ có những thông báo để nhắc nhở bạn về việc bạn cần phải tập trung vào một khoảng thời gian nào đó, cũng như cảnh báo cho bạn về thời hạn deadline sắp kết thúc.
Giao tiếp thường xuyên
Thật khó để duy trì cảm hứng được khi bạn chỉ quanh quẩn ở nhà và làm việc một mình. Làm việc tại nhà chắc chắn không thể mang lại được không khí chuyên nghiệp như khi có đồng nghiệp xung quanh.
Tuy nhiên, bạn có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng. Mạng xã hội, email, các phần mềm video call, các công cụ theo dõi và cập nhật tiến độ công việc là những cách bạn giao tiếp với các cộng sự của mình.
Việc trò chuyện với mọi người về công việc sẽ đem đến cho bạn nguồn năng lượng hứng khởi. Bạn sẽ dừng thói quen trì hoãn và nhanh chóng bắt tay vào công việc như bao người khác thôi.
Đọc thêm: Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả?
Tìm một người đồng hành
Nếu có thể, hãy tìm một người có thể cùng bạn vượt qua thói quen trì hoãn của bản thân. Đó là thể là một đồng nghiệp đang làm cùng dự án với bạn và hiểu rõ về công việc, cũng như những deadline của bạn.
Bạn và người đó có thể cùng chia sẻ lịch làm việc cho nhau để cùng nắm được về những thời hạn hoàn thành công việc. Sau đó, có thể phối hợp để nhắc nhở về mặt thời gian, cũng như giúp đối phương kiểm tra về tiến độ hoàn thiện hoặc chất lượng công việc.
Nghĩ về những thành quả công việc
Để đánh bại thói quen trì hoãn, bạn sẽ cần một động lực lớn, và biết mình làm việc này để làm gì. Không có nỗ lực nào là vô nghĩa cả.
Bạn hãy nghĩ về mức lương thưởng mình sẽ nhận được mỗi cuối tháng hay khi hoàn thành xong dự án nào đó; hoặc việc học thêm được một kỹ năng lẫn kiến thức sẽ có lợi cho con đường thăng tiến sau này của bạn.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tự thưởng cho mình một cốc trà sữa, một bữa tối thư giãn, xem một bộ phim sau khi hoàn thành công việc. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực, năng lượng và muốn bắt tay vào làm việc ngay.
Suy ngẫm về những cảm xúc tuyệt vời khi công việc được hoàn thành
Bên cạnh những thành quả mang tính vật chất, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc đạt được mục tiêu sẽ giúp giải phóng các chất hóa học trong não, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và phấn khích hơn.
Khi cảm thấy bản thân đang rơi vào trạng thái muốn trì hoãn công việc, hãy nghĩ đến những cảm xúc hưng phấn và thư giãn khi bạn đã hoàn thành xong nó.
Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì điều này hoàn toàn có thể giúp bạn thúc đẩy bản thân đi đến cái đích cuối cùng trong công việc đấy!
Khi làm việc tại nhà, thói quen trì hoãn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc. Hi vọng với những mẹo vừa gợi ý, các bạn sẽ biết cách loại bỏ thói quen xấu này, trở nên có quyết đoán hơn và nâng cao năng suất làm việc của mình nhé.
12 Mẹo Thay Đổi Thói Quen Trì Hoãn Khi Làm Việc Tại Nhà
Nguồn: glints.com