
Tìm được công việc yêu thích và phù hợp với mình là cả một quá trình. Tuy nhiên, đừng vì quá cấp thiết có việc mà bỏ qua những “red flag” của nó, bởi có thể bạn sẽ gặp thiệt thòi trong chính nghề nghiệp mình đã chọn. Cùng Kabala Career tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bạn không nên nhận việc dưới đây.
1. Bạn không phỏng vấn với người sẽ trực tiếp quản lý mình
Quá trình xin việc thường bao gồm một vòng trao đổi với bộ phận HR và một vòng để người quản lý trực tiếp phỏng vấn bạn. Đây được coi là một bước để người sếp tương lai và bạn xem xét liệu phong cách làm việc và mục tiêu của đôi bên liệu có phù hợp.
Nhưng nếu đến bước quan trọng này cũng không tồn tại trong quá trình bạn ứng tuyển vào một công ty, điều đó có nghĩa người quản lý của bạn không có tiếng nói hoặc vị trí công việc của bạn không nhận được sự coi trọng cần có.

2. Người phỏng vấn có thái độ thờ ơ với ứng viên
Phỏng vấn có thể được gọi là bước đầu tiên để bạn làm quen với công ty mới. Đó cũng là quá trình săn tìm, chọn lọc ứng viên có thể mang đến giá trị cho doanh nghiệp.
Nhưng có không ít trường hợp bạn chuẩn bị mọi thứ kỹ càng để đến buổi phỏng vấn chỉ để chứng kiến nhà tuyển dụng đến muộn hơn bạn, chỉ liếc sơ qua CV/resume, hoặc còn không xem trước cả email xin việc bạn đã gửi.
Điều này chứng tỏ người phỏng vấn chưa có chiến lược tuyển dụng hoặc không dành cho bạn sự tôn trọng. Đó là dấu hiệu bạn không nên nhận việc, dù offer có hứa hẹn đến đâu.
3. Không có lộ trình phát triển rõ ràng
Trước khi nhận offer công việc, bạn cần đánh giá lộ trình phát triển và thăng tiến của mình trong công việc này.
Chẳng hạn, bạn có thể thấy mình bắt đầu làm ở vị trí nhân viên, dần tiến lên vị trí trưởng nhóm, rồi trưởng phòng, thì đây là dấu hiệu tốt. Nhưng nếu bạn không xác định được trong vòng 3-5 năm tới mình có bước tiến sự nghiệp gì trong công việc này, bạn sẽ khó có thể có động lực làm việc hay thái độ làm việc tích cực.
4. Công việc được phân công không rõ ràng
Dù mỗi nghề đều có mô tả công việc riêng, không phải lúc nào những nhiệm vụ bạn phải làm có thể sẽ bao gồm một số nhiệm vụ khác.

Tìm hiểu và học hỏi thêm những mặt mới trong ngành không đồng nghĩa với việc bạn phải gánh thêm việc “từ trên trời rơi xuống”, chẳng hạn như việc của bộ phận khác.
Nếu bạn không được phổ biến công việc tương tự như trong job description ngay từ bước tuyển dụng, đây là dấu hiệu bạn có thể sẽ bị lợi dụng sức lực hoặc không được làm những gì mình muốn.
Đọc thêm: Tìm Hiểu Về Phúc Lợi Cho Nhân Viên Khi Đi Làm
5. Công ty có tai tiếng
Trong thời đại Internet phát triển mạnh mẽ hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm đọc các feedback, review về công ty tương lai của bạn. Một trong các dấu hiệu bạn không nên nhận việc có thể đến ngay từ nhận xét của các nhân viên hiện tại hoặc nhân viên cũ.
Không phải công ty nào cũng có văn hoá doanh nghiệp hoặc môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên cũng có không ít các trường hợp các doanh nghiệp nhận các review giả từ doanh nghiệp đối thủ có kế hoạch cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy nên bạn cần có góc nhìn đa chiều. Trao đổi trực tiếp với một nhân viên là một cách nên thử nếu có thể.
6. Tỷ lệ turnover cao
Turnover rate có nghĩa là tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong một công ty. Tỷ lệ nhảy việc cao có thể dễ xảy đến với các công việc part-time. Còn với các công việc toàn thời gian, tỷ lệ này cao đồng nghĩa với mức độ hài lòng thấp của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Lý do có thể đến từ sếp tồi, đồng nghiệp xấu tính và không đoàn kết, môi trường doanh nghiệp độc hại, cơ hội thăng tiến thấp, v.v.

7. Không khí ảm đạm, không thân thiện tại văn phòng
Trong thời gian thử việc, bạn sẽ có cơ hội thử làm tại môi trường mới. Khi làm việc, ai cũng cần tập trung cao độ và bật chế độ nghiêm túc. Nhưng khi được nghỉ ngơi, mọi người cũng thiếu giao tiếp hoặc không cùng nhau thư giãn, trò chuyện thì nhìn chung, cả ngày đi làm sẽ càng thêm nặng nề và mệt mỏi.
Khi bạn không cảm nhận được sự đoàn kết, vui vẻ giữa các co-worker và sếp, thì đây cũng có thể là dấu hiệu bạn không nên nhận việc.
Đọc thêm: Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo
8. Bạn không quen được quy tắc ngầm ở nơi làm việc
Cũng trong quá trình thử việc, bạn có thể bắt đầu tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp. Để hoà mình với môi trường mới, sẽ có những quy tắc ngầm mà bạn cần nhanh chóng nắm bắt.
Vài phút đặt đồ ăn buổi trưa hoặc ngồi uống nước lúc xế chiều là thông lệ của khá nhiều công ty. Đây là một cách nhẹ nhàng giúp nhân viên mới gia nhập “truyền thống” công ty.
Đó là còn chưa kể đến các trường hợp thiên vị, ưu tiên những người không có năng lực lên làm vị trí cao hay công việc quan trọng do những lý do ngầm mà ai cũng biết, nhưng không thể tác động.
Có càng nhiều quy luật bất thành văn không cần thiết hoặc vô lý, thì tiếng còi báo động càng lớn. Bạn có thể xem xét phương án để thoát ly khỏi môi trường này.

9. Thiếu cân bằng công việc – cuộc sống
Work-life balance là một trong các yếu tố quyết định sự hiệu quả và năng suất làm việc của một nhân viên. Khi bạn nhận thấy công việc sẽ chiếm quá nhiều thời gian của bạn, làm ảnh hưởng tới đời sống cá nhân của mình, thì đây cũng là dấu hiệu bạn không nên nhận việc.
Việc chênh lệch cán cân công việc và cuộc sống sẽ làm bạn phải đánh đổi không ít trong tương lai. Ví dụ dễ thấy nhất là khi làm OT với tần suất quá cao, sức khoẻ của bạn sẽ đi xuống và mối quan hệ với gia đình, bạn bè cũng sẽ dần xa cách.
Đọc thêm: 8 Tips Lấy Lại Cân Bằng Trong Công Việc Và Cuộc Sống
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ của Kabala Career về một vài những dấu hiệu bạn không nên nhận việc bạn đang ứng tuyển. Từ bước phỏng vấn đến thử việc, bạn hãy để ý đến từng chi tiết để có thể phân tích và lựa chọn nơi làm việc phù hợp, giúp bạn phát triển toàn diện nhé.
Tham khảo: What is one warning sign that you shouldn’t accept a job offer?
9 “Red Flag” Cho Thấy Bạn Không Nên Nhận Việc Bạn Đang Được Offer
Nguồn: glints.com