
Kế toán là bộ phận không còn quá xa lạ đối với mọi người trong doanh nghiệp và kế toán nội bộ là một vị trí không thể thiếu. Với mỗi doanh nghiệp có quy mô và sản phẩm, dịch vụ khác nhau, các công việc của kế toán nội bộ cũng có phần khác nhau. Vậy kế toán nội bộ là gì? Bảng mô tả công việc kế toán nội bộ bao gồm những công việc như thế nào?
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ còn được gọi là kế toán quản trị. Công việc kế toán nội bộ sẽ đảm nhiệm tập hợp các vấn đề phát sinh thực tế, bao gồm các phát sinh có và không có chứng từ, hoá đơn. Từ đó, phân tích các số liệu này để xác định kết quả kinh doanh lãi lỗ thực tế của công ty.
Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và đưa ra các chiến lược mới nhằm cải thiện tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian kế tiếp.

Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Nhân Viên Kế Toán Mới Nhất
Các công việc của kế toán nội bộ là gì?
Công việc của kế toán nội bộ liên quan đến việc ghi chép sổ sách các hoạt động diễn ra thường ngày, Tuy nhiên, để bạn dễ hình dung và hiểu rõ hơn công việc kế toán nội bộ, Kabala Career đã liệt kê một số công việc chung qua bảng mô tả công việc kế toán nội bộ phía dưới đây:
- Theo dõi và kiểm tra các chứng từ, hoá đơn đều hợp lệ và chính xác
- Phối hợp với các kế toán nội bộ khác trong bộ phận để thực hiện công việc được giao
- Luân chuyển các giấy tờ theo đúng trình tự được đề ra
- Hạch toán các chứng từ, hoá đơn nội bộ
- Lưu trữ và bảo mật thông tin các giấy tờ của doanh nghiệp
- Nếu có các yêu cầu đột xuất, kế toán nội bộ cần phải lập các báo cáo đột xuất theo tuần, tháng hoặc quý
- Thu thập và phân tích các dữ liệu về tình hình kinh doanh thực tế
Phân loại kế toán nội bộ và trách nhiệm tương ứng
Công việc của kế toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ đa phần không nhiều, nên có khoảng 1-2 người. Tuy nhiên, tại các công ty lớn, kế toán nội bộ sẽ được chia làm nhiều mảng khác nhau và chịu trách nhiệm một công việc nhất định.
- Kế toán trưởng: kế toán trưởng là người điều hành và kiểm tra công việc của kế toán nội bộ và kế toán viên, theo dõi và chỉ huy các quy trình làm việc và báo cáo cho Ban giám đốc tình hình tài chính lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Kế toán công nợ: kiểm tra và theo dõi tình hình công nợ của khách hàng để lập báo cáo công nợ phải thu và công nợ phải trả, công nợ tạm ứng và công nợ uỷ thác.
- Kế toán tiền lương: quản lý hợp đồng lao động của nhân viên công ty, tính tiền lương và thanh toán theo hợp đồng, theo dõi chế độ bảo hiểm ý tế và bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Kế toán kho: lập các chứng từ xuất hàng và nhập hàng cho kho hàng của công ty. Ghi chép thông tin số liệu hàng hoá và lập chứng từ, báo cáo.
- Kế toán bán hàng: nhập số liệu bán hàng và mua hàng trên phần mềm máy tính, lập hoá đơn và chiết khấu cho các khách hàng.
- Kế toán thanh toán: lập các chứng từ tạm ứng , đề xuất và thanh toán và đối chiếu các kết quả với công nợ.
- Kế toán thu chi: lập phiếu thu chi và cập nhật đầy đủ vào quỹ tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện theo đúng các quy định.
- Kiểm soát nội bộ: công việc này sẽ đảm nhiệm giám sát chất lượng nhân viên, hệ thống hoạt động doanh nghiệp, máy móc trang thiết bị cũng như các chi phí để báo cáo các kết quả và hoạt động diễn ra đúng pháp luật.
- Kế toán ngân hàng: mở các tài khoản cho ngân hàng công ty, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền và nộp tiền vào tài khoản. Quản lý và theo dõi nguồn tiền tại ngân hàng.
- Kế toán tổng hợp: ghi chép số liệu và phân loại các báo cáo, sau đó lập các chứng từ và thống kê tổng quát những dữ liệu để theo dõi các hoạt động tài chính của công ty.
Yêu cầu đối với kế toán nội bộ là gì?
Ngoài những mô tả công việc kế toán nội bộ, vị trí này còn có những yêu cầu và kinh nghiệm làm kế toán nội bộ nhất định để trở thành một kế toán viên giỏi:
- Có nghiệp vụ kế toán và kiến thức chuyên môn cao: Hoàn thành và tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ như làm các báo cáo, kiểm tra và lưu trữ các số liệu, hạch toán chứng từ, v.v.
- Trung thực: các thông tin phải được ghi chép cẩn thận, đúng với số liệu thực tế. Kế toán nội bộ cũng cần bảo mật các thông tin xuyên suốt quá trình làm việc tại công ty, vì nếu thông tin rò rỉ, nhân viên kế toán nội bộ có thể phải chịu trách nhiệm theo pháp luật.
- Khả năng tính toán tốt và nhạy bén với số liệu: kế toán nội bộ là ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với các con số và phải báo cáo chúng. Do đó, tính toán nhanh nhạy và chính xác sẽ hạn chế các rủi ro sai số.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: trong một doanh nghiệp có nhiều kế toán nội bộ khác nhau, vì thế, cần có kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp làm việc nhịp nhàng, cùng giải quyết tốt các công việc.
- Kỹ năng tin học văn phòng: kế toán nội bộ cần làm rất nhiều báo cáo và chứng từ mỗi ngày, để tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác của các số liệu, công việc kế toán nội bộ yêu cầu sử dụng tốt các phần mềm máy tính và phần mềm kế toán.
Kết luận
Mô tả công việc kế toán nội bộ đã được Kabala Career chia sẻ và giải thích trong toàn bộ bài viết. Có thể thấy, vị trí kế toán nội bộ đang có nhu cầu được tuyển dụng khá cao. Để tìm kiếm những nhu cầu tuyển dụng phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể truy cập Kabala Career để tham khảo những tin tuyển dụng cho công việc kế toán nội bộ.
Mô Tả Công Việc Kế Toán Nội Bộ Chi Tiết Nhất
Nguồn: glints.com