
Không chỉ các tập đoàn lớn như Google mà rất nhiều các công ty và doanh nghiệp khác đang dần áp dụng lại hình thức làm việc truyền thống trên văn phòng, thay vì làm việc từ xa như trước. “Xu hướng” này còn được gọi là RTO, và RTO đang tạo ra những luồng ý kiến khác biệt đến từ vị trí các nhân viên.
RTO là gì?
RTO (Return-to-office) nghĩa là quay lại văn phòng, và chế độ này đang trở nên rộng rãi. Sau khi đại dịch Covid đã được kiểm soát, các công ty cắt giảm chế độ WFH và yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng với mục đích tăng hiệu suất làm việc.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng việc này chỉ làm tăng sự không hài lòng và tỷ lệ quiet quitting từ phía nhân viên.

Đọc thêm: Tìm hiểu Hybrid working là gì
Ý kiến trái chiều về chế độ RTO
“RTO không thật sự đem lại lợi ích”
Đa phần các chủ doanh nghiệp cho rằng việc có mặt trên văn phòng sẽ đem lại năng suất và hiệu quả công việc cao hơn. Trái lại, những người kể cả chưa từng hay đã làm việc theo chế độ WFH lại có ý kiến khác.
Với họ, không cần di chuyển tới văn phòng và được tự chọn, bài trí không gian làm việc sẽ mang lại sự linh hoạt và kết quả tốt hơn. Đặc biệt là những người đã có gia đình và con cái, WFH vẫn là chế độ được yêu thích hơn cả.
Theo một ý kiến của nhân viên Google,
“Hiệu suất nên được đánh giá dựa trên kết quả và tiềm năng trong khi làm việc. Có mặt tại văn phòng không phải là một yếu tố nên có trong phần này, và chế độ RTO đã thực sự được đánh giá và thử nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả trước khi đưa vào thực hiện chưa?”.
“Tôi thích RTO hơn tôi tưởng”
Luồng ý kiến ngược lại đến từ một số bạn trẻ, đặc biệt là các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, mới ra trường, hoặc mới vào công ty. Họ cho rằng làm việc trực tiếp trên văn phòng không phải là vấn đề quá to tát. Đó là bởi họ muốn trải nghiệm cuộc sống văn phòng mới mẻ, trực tiếp học hỏi từ tiền bối, và giao tiếp với nhiều người hơn.
Từ đây có thể thấy, việc thích hay không thích chế độ RTO còn phụ thuộc vào tính cách của mỗi người (hướng ngoại hay hướng nội), mục đích làm việc và nhu cầu của họ cho từng môi trường làm việc.

Chiến lược thông minh để thực hiện RTO là gì?
Trước Covid 19, mối quan tâm chính của nhân viên tại công sở là thời hạn (deadline) và mục tiêu, nhưng sau khi các văn phòng đang dần mở cửa trở lại hậu đại dịch, điều cần thiết hơn là đảm bảo nhân viên quay trở lại với tâm thế sẵn sàng và không ép buộc.
Để tránh làm tăng khả năng quiet quitting hoặc nhảy việc của nhân viên, các chiến lược sau nên được tham khảo để chế độ RTO diễn ra suôn sẻ.
1. Thu thập ý kiến
Bước đầu tiên để trở lại văn phòng là đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của nhân viên. Công ty nên tiến hành các cuộc khảo sát để thu thập ý kiến, cho phép nhân viên đưa ra ý kiến của mình về việc trở lại văn phòng. Các cuộc khảo sát RTO sẽ cho doanh nghiệp biết được các yếu tố như: nhu cầu của nhân viên về hình thức làm việc, khi nào họ sẵn sàng quay lại văn phòng, điều gì khiến họ chưa sẵn sàng, v.v.
Điều này sẽ giúp nhân viên chuẩn bị trước tinh thần cho chế độ làm việc mới và đồng thời hài lòng hơn với cách thức làm việc của công ty.
2. Lập kế hoạch, chiến lược rõ ràng
Các công ty và bộ phận chịu trách nhiệm cần có một kế hoạch toàn diện với mốc thời gian, mục tiêu và hướng dẫn rõ ràng để thực hiện chiến dịch quay lại văn phòng. Các yếu tố cần được đưa vào xem xét có thể bao gồm:
- Bao giờ quay lại văn phòng
- Sắp xếp không gian, chỗ ngồi ra sao
- Thời gian làm việc
- Đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho nhân viên, v.v.
Điều này đặc biệt cần thiết cho những nhân viên từ đầu chỉ theo chế độ làm từ xa và mới làm quen với việc có mặt tại văn phòng.

3. Đảm bảo giao tiếp thường xuyên
Quá trình giao tiếp, cung cấp thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi hình thức làm việc. Công ty nên thường xuyên thông báo và cập nhật khi có thông tin mới, đồng thời sử dụng nhiều kênh giao tiếp đa dạng như email, nền tảng nhắn tin chung của công ty, v.v.
4. Chỉnh sửa, thay đổi khi cần
Bước cuối cùng để đảm bảo sự hiệu quả của RTO là gì? Kể cả sau khi đã quay lại văn phòng, công ty vẫn nên thu thập ý kiến của nhân viên để đánh giá mức độ hài lòng, nhu cầu, đóng góp về những thay đổi cần có.
Nhìn chung, làm việc trên tinh thần không tự nguyện chắc chắn sẽ đem lại sự không hài lòng, thậm chí thái độ phản kháng từ các nhân viên. Từ đây, họ sẽ ngầm quiet quitting và xem xét các cơ hội làm việc ở công ty khác.
Đọc thêm: Hay Là Đừng Quiet Quitting Nữa, Mà Chúng Ta Hãy Quiet Thriving?
Tạm kết
Quà bài viết RTO là gì và xu hướng tồn tại ở số đông người đã đi làm, việc quay lại làm việc ở văn phòng có thể đem lại những ý kiến khác biệt. Chung quy thì dù trong hoàn cảnh nào, điều mà các công ty, doanh nghiệp cần làm để giữ chân nhân tài và đảm bảo bộ máy làm việc hiệu quả chính là quan tâm tới ý kiến của nhân viên.
Return-To-Office: Quay Lại Làm Tại Văn Phòng Có Thật Sự Đem Lại Hiệu Ứng Tích Cực?
Nguồn: glints.com