
Sau thành công với vòng tuyển chọn CV, bạn sẽ tiếp tục đến thử thách tiếp theo của hành trình tìm việc làm, đó là tiến vào quy trình phỏng vấn xin việc.
Thế nhưng, bạn cảm thấy bối rối vì chỉ nhận được email thông báo từ nhà tuyển dụng mà không biết thêm chi tiết nào khác. Phải chuẩn bị ra sao nếu mình chưa biết trình tự của buổi phỏng vấn?
Trong bài viết này, Kabala Career sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi trên; kèm theo những mẹo hữu ích giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển của bạn!
Quy trình phỏng vấn là gì?
Quy trình phỏng vấn chính là chuỗi hoạt động tiếp xúc, tương tác giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên. Mục đích cuối cùng của quy trình phỏng vấn chính là để nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên thích hợp nhất cho vị trí mà họ đang tuyển dụng.

Tầm quan trọng của quy trình phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau, với mục đích phỏng vấn tìm kiếm và chọn ra ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp thông qua những câu hỏi khi phỏng vấn đa dạng. Không chỉ đơn giản vậy, quy trình phỏng vấn vô cùng phức tạp và đòi hỏi nhà tuyển dụng cần nhiều thời gian và công sức để có thể đạt được hiệu suất công việc tối ưu. Bên cạnh đó cũng có các loại hình thức phỏng vấn khác nhau phục vụ nhu cầu của từng nhà tuyển dụng.
Nhờ có quy trình tuyển dụng chi tiết và hợp lý, doanh nghiệp có thể:
- Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc: trong trường hợp quy trình phỏng vấn thiếu đi tính chuyên nghiệp và nhất quán sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định và xây dựng rõ quy trình phỏng vấn để có thể tạo được hiệu suất cao nhất.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt ứng viên: đối với các doanh nghiệp không xây dựng được quy trình phù hợp sẽ khiến ứng viên có những trải nghiệm không tốt. Từ đó có thể lan truyền ra đến những mối quan hệ xung quanh họ, khiến doanh nghiệp mất đi hình ảnh đẹp trong mắt ứng viên.
- Bổ sung được nguồn nhân lực tài năng đóng góp cho doanh nghiệp: với quy trình phỏng vấn rõ ràng và có quy chuẩn, doanh nghiệp dễ dàng ghi điểm trong mắt ứng viên. Từ đó củng cố thêm nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai.
Quy trình phỏng vấn tuyển dụng qua các vòng
Phỏng vấn hồ sơ (Screening interview)
Điểm chạm đầu tiên của nhà tuyển dụng và ứng viên thông thường là cuộc phỏng vấn qua hồ sơ. Nhằm nắm được những thông tin cơ bản nhất của ứng viên, kiểm tra mức độ phù hợp với vị trí và doanh nghiệp, các câu hỏi trong buổi phỏng vấn này thường về thông tin cá nhân và kỳ vọng của ứng viên.

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về hai thông tin chính: hồ sơ cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp.
Điều này giúp nhà tuyển dụng biết định hướng nghề nghiệp của bạn có phát triển bền lâu cùng với sứ mệnh, trách nhiệm của công ty hay không. Đồng thời tránh trường hợp bạn ứng tuyển cho công việc trái với chuyên môn; gây lãng phí thời gian của bạn và cả phía công ty.
Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng bước đầu của quy trình phỏng vấn để chia sẻ thêm về những kỳ vọng của họ và nội quy cơ bản của công ty.
Phỏng vấn qua điện thoại (Phone interview)
Bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn là phỏng vấn qua điện thoại. Doanh nghiệp thường dùng hình thức này để xác định lại những thông tin họ nhận được trước đó. Đồng thời đây cũng là lúc chọn lọc lại để xác định ứng viên nào sẽ tiếp tục các vòng tiếp theo.
Phỏng vấn trực tiếp lần đầu (First In-person interview)
Trong lần phỏng vấn đầu tiên, nhà tuyển dụng thường sẽ xác định lại tính phù hợp của bạn đối với doanh nghiệp, cũng như có những cuộc trao đổi làm quen ban đầu.
Ứng viên sẽ cần những câu trả lời xoay quanh kinh nghiệm học tập và làm việc, hoặc những điều bạn đã đúc rút ra được sau những công việc bạn từng trải qua trước đây.
Kinh nghiệm chuyên môn bao gồm: bài học bạn nhận được từ khoảng thời gian làm việc; cách bạn khắc phục lỗi sai và cải thiện kỹ năng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi lý do bạn không tiếp tục với công việc hiện tại.
Quy Trình Phỏng Vấn Xin Việc Diễn Ra Thế Nào?
Nguồn: glints.com