Acting Manager Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Acting Director

Acting Manager là gì? Một thuật ngữ còn khá xa lạ với mọi người hiện nay. Thế nhưng những Acting Manager lại là những cười có vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Cùng Kabala Career tìm hiểu xem Acting Manager là gì và những thông tin thú vị xoay quanh công việc của một Acting Manager là gì nhé.

Định nghĩa Acting Manager là gì?

Giám đốc thường vụ – Acting Manager hoặc Acting Director, là thuật ngữ thường dùng để chỉ những cá nhân có thể thay thế, tiếp quản các Manager hoặc Director đưa ra quyết định. Trường hợp dễ dàng để thấy vai trò của các Acting Manager là khi các Manager vắng mặt, nghỉ phép hoặc doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó chưa tìm được vị trí Acting Manager phù hợp.

Bên cạnh những công việc thay thế cho cấp quản lý, người làm Acting Manager còn chính xác là người sẽ phải chịu trách nhiệm cho các quyết định đó, trong khoảng thời gian Manager vắng mặt.

Vì thế, người làm Acting Manager đòi hỏi cần có sự tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.

Mô tả công việc của Acting Manager

Vậy công việc của Acting Manager là gì? Những đầu việc cụ thể của một Acting Manager là gì? Cụ thể hóa cụm “đưa ra quyết định thay thế cho Manager”, người làm Acting Manager vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính của bản thân khi cấp trên có mặt, và chỉn chu trong mọi quyết định khi cấp trên đi vắng.

Vậy chi tiết công việc của Acting Director là gì?

công việc của acting director là gì
Cùng điểm qua nếu bạn chưa biết công việc của Acting Director là gì!

Công việc cơ bản của bản thân

Acting Manager cũng như bao vị trí khác, họ có một công việc chính thức cho mình. Thông thường vị trí phải thực hiện Acting Manager nhiều nhất là Phó giám đốc.

Vì vậy, những người này đều phải thực hiện đúng công việc của họ chính là giám sát doanh nghiệp, phong ban. 

Công việc tương đương vị trí Giám đốc

Tiếp đến, khi cấp quản lý không có ở doanh nghiệp, Acting Manager được ủy quyền quyết định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, mọi quyết định của Acting Manager đều có giá định tương đương với Manager/Director chính thức. Vậy, những đầu việc thường thấy của một Acting Manager là gì?

  • Ra quyết định cho những hành động của doanh nghiệp. Người làm Acting Manager cần nắm vững tình hình của doanh nghiệp hiện tại để có thể có những nhận xét, phán đoán và kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm cho những quyết định mà họ đưa ra. Vì vậy, dù chỉ mang tính chất thay thế cho những trường hợp cấp trên vắng mặt, một người làm Acting Manager vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm về quyết định của mình.
  • Quản lý nhân viên, cấp dưới. Như đã đề cập ở trên, để đưa ra được những quyết định phù hợp, chính xác đòi hỏi người làm Acting Manager phải nắm và hiểu rõ những bộ phần bên dưới đang làm việc thế nào. Từ đó mới đưa ra những quyết định phù hợp và xác đáng.
  • Thực thi việc làm dựa theo pháp luật của công ty. Kéo theo sau những quyết định được đưa ra là công việc, giấy tờ, sổ sách cần được các Acting Manager thực hiện. Người làm Acting Manager cũng hoàn toàn phải tham gia và có trách nhiệm đối với công việc cá nhân và những vấn đề liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp.

Đọc thêm: CEO Là Gì? Tất Tần Tật Về Giám Đốc Điều Hành

Vai trò của một Acting Director

Vậy ý nghĩa của việc một doanh nghiệp bất kỳ sử dụng Acting Manager là gì? Đó là giúp doanh nghiệp kiểm tra được: liệu người được ủy quyền này có đủ khả năng để trở thành một Manager thực thụ hay không.

Như một phép thử, cách làm này sẽ giúp các nhà quản lý giảm bớt phần nào phân vân về việc bổ nhiệm vị trí mới. Trong trường hợp người làm Acting Manager phù hợp, nhà quản lý hoàn toàn có thể thăng chức Acting Manager thành Manager mà không cần phải tìm kiếm ai khác cho vị trí này.

Kỹ năng của Acting Manager

Sau khi nắm được Acting Manager là gì, chúng ta sẽ chuyển sang trả lời cho câu hỏi: những kỹ năng cần có để đảm nghiệm Acting Manager là gì?

kỹ năng acting manager là gì
Acting Manager cần đến kỹ năng nào để làm tốt?

Kỹ năng lãnh đạo

Chắc chắn là một kỹ năng quan trọng đối với vị trí này. Mọi công việc thay thế cho Manager đều yêu cầu bạn có một kỹ năng lãnh đạo tốt.

Không chỉ lãnh đạo các nhân viên cấp dưới thực hiện tốt vai trò của họ, bạn còn cần truyền được cảm hứng cho nhân viên. Từ đó giúp họ nỗ lực làm việc và cống hiến cho thành công chung của doanh nghiệp.

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Lãnh Đạo Nhóm Không Thể Thiếu Của Một Nhóm Trưởng

Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc

Để chứng minh rằng bản thân có đủ khả năng sắp xếp và quản lý nhiều đầu việc – điều mà một manager nào cũng cần phải có. Vì thế bạn cần nỗ lực thể hiện kỹ năng này.

Thông qua cách dự án mà bạn tạm thời được ủy quyền, cách quản lý và phát triển các dự án đó hay đơn giản là sắp xếp công việc, giấy tờ một cách gọn gàng, ngăn nắp.

Kỹ năng ra quyết định

Bởi vì bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình khi trở thành một Acting Manager. Vì thế bạn cũng cần là một người có kỹ năng ra quyết định tốt. Nắm vững thông tin doanh nghiệp, óc phán đoán nhạy bén, phân tích vấn đề và đề xuất hướng đi phù hợp sẽ là một điểm cộng lớn với cấp trên.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng đánh giá kết quả để có thể đúc rút kinh nghiệm cho những quyết định tiếp theo.

Khả năng giao tiếp

Rõ ràng, tất cả cả những vị trí thuộc cấp quản lý đều cần có kỹ năng giao tiếp thượng thừa.

Không chỉ giao tiếp để tương tác với mọi người, mà còn là kỹ năng thương lượng, đàm phán. Sở hữu khả năng giao tiếp tốt là chìa khóa vàng cho những ai đang là Acting Manager.

Lưu ý và mẹo để làm một Acting Manager uy tín

Sau khi nắm được những kỹ năng cần có để đảm nghiệm Acting Manager là gì? Sau đây là những lời khuyên có thể hữu ích để bạn phát triển trên hành trình trở thành một Acting Manager uy tín.

  • Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn đảm nhận vị trí mới. Nhờ thế, cấp trên sẽ nhận thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho một vai trò mới.
  • Đề xuất những đánh giá từ cấp trên của bạn, hỏi rằng họ mong đợi gì ở bạn và tìm hiểu về những gì bạn cần phải hoàn thành.
  • Đặt ra các mục tiêu mà bạn có thể đạt được trong thời gian làm Acting Manager và cố gắng hoàn thiện những mục tiêu này trong thời hạn được đề ra.
  • Tìm kiếm những người cố vấn để giúp bạn học những kỹ năng mới và cải thiện trong những khía cạnh chưa hoàn thiện.
  • Tạo động lực và truyền cảm hứng cho cấp dưới để cải thiện hiệu suất và năng suất của cả nhóm/cả doanh nghiệp.
  • Thường xuyên liên lạc với cấp trên của bạn để báo cáo và đề xuất đảm nhiệm những nhiệm vụ hoặc trách nhiệm mới.

Lời kết

Bạn đã cùng Kabala Career đi qua một lượt về những thông tin cần thiết để hiểu rõ về Acting Manager là gì. Suy cho cùng, Acting Manager là một công việc đầy thách thức nhưng cũng vô cùng xứng đáng cho những ai tìm kiếm sự phát triển cho bản thân.

Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Kabala Career để tìm hiểu thêm về những vị trí khác nhé!

Đọc thêm: Operation Manager Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Của Operation Manager


Acting Manager Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Acting Director
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)