Big 5 personality là gì? Mô hình big – five là gì? Nếu bạn đang tìm kiếm mô hình đánh giá tính cách của bản thân thì không nên bỏ qua những điều mà Kabala Career sắp chia sẻ dưới đây. Trong bài viết này, Kabala Career sẽ giúp bạn tìm hiểu về mô hình tính cách 5 yếu tố – Big Five.
Big-five là gì?
Big 5 personality là gì? Mô hình Big Five Personality là mô hình phản ánh 5 tính cách đặc trưng của con người được phát hiện bởi một số nhà nghiên cứu độc lập vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, mô hình được áp dụng ngày nay được hình thành vào những năm 1990 và được áp dụng trên Trait-Map của OD – Tools từ đầu những năm 2000 (năm 2004) cho đến nay.
Lewis Goldberg là người đã đặt tên cho mô hình The Big Five ngày nay. Mô hình này được xem là một công cụ hữu hiệu trên lĩnh vực tuyển dụng và nghiên cứu tâm lý trong việc đo lường chính xác tính cách của con người.
Mô hình Big Five Personality đo lường 5 đặc điểm tính cách của con người bao gồm:
- Hòa đồng
- Tận tâm
- Hướng ngoại
- Nhạy cảm
- Cởi mở
5 yếu tố tính cách
Big 5 Personality là gì? Mô hình Big – five còn được gọi là OCEAN – được ghép lại bởi các chữ cái đầu trong 5 yếu tố tính cách của con người. Cùng tìm hiểu cụ thể những tính cách này là gì trong phần dưới đây nhé.
Hòa đồng, cởi mở – Openness
Tính cách này phản ánh các đặc điểm của con người bao gồm: sự sáng tạo, trí tuệ, thích nghệ thuật, cảm xúc, thích phiêu lưu của con người và chủ nghĩa tự do.
Tận tâm – Conscientiousness
Conscientiousness là gì? Thế nào là một người sở hữu tính cách Conscientiousness? Theo đó, tính cách này được thể hiện qua các khía cạnh như: năng lực bản thân, sự ngăn nắp, tính nghiêm túc, thành tích, tính tự giác và kỷ luật, sự thận trọng.
Hướng ngoại – Extraversion
Bạn có thể đã nghe qua định nghĩa này nếu bạn biết về trắc nghiệm MBTI.
Người mang tính cách hướng người thường được biểu hiện ở các đặc điểm như: sự thân thiện, lối sống tập thể, sự quyết đoán, thích các hoạt động tập thể, sự hứng khởi và sự vui vẻ, hoạt bát.
Dễ chịu, hòa thuận – Agreeableness
Agreeableness là gì? Tính dễ chịu được thể hiện ở sự tin tưởng, hợp tác, vị tha, cảm thông, khiêm tốn và đạo đức của con người.
Nhạy cảm – Neuroticism
Sự nhạy cảm hay sự bất ổn trong cảm xúc của một cá nhân. Đặc điểm tính cách này được thể hiện qua các khía cạnh như: sự lo lắng, tức giận, trầm cảm, sự tự ý thức, nhạy cảm và mức độ dễ bị tổn thương.
Đánh giá xu hướng tính cách dựa trên mô hình Big – Five
Trong mỗi chúng ta, ai cũng sở hữu đủ cả 5 nhóm yếu tố tính cách kể trên nhưng mức độ sẽ khác nhau. Cùng đánh giá xu hướng tính cách của bản thân dựa trên mô hình này nhé.
Đánh giá tính cởi mở
Người sở hữu chỉ số cao về tính cởi mở có đặc điểm như:
- Tính sáng tạo cao
- Luôn sẵn lòng đối đầu với những thử thách
- Hứng thú với những khái niệm mang tính trừu tượng
Người mang chỉ số thấp về tính cởi mở được thể hiện ở những đặc điểm như:
- Không thích sự thay đổi hay những điều mới mẻ
- Xu hướng chống lại những ý tưởng mới
- Hạn chế trong tính sáng tạo
- Không hứng thú với lý thuyết, các khái niệm trừu tượng
Đánh giá tính tận tâm
Người sở hữu chỉ số cao về tính tận tâm có đặc điểm như:
- Chuẩn bị kỹ càng mọi thứ
- Hoàn thành nhanh chóng các nhiệm vụ mang tính quan trọng
- Khả năng quan sát tốt, chú ý đến các chi tiết nhỏ
- Làm việc có trình tự, thích một lịch trình cụ thể và rõ ràng
Người mang chỉ số thấp về tính tận tâm được thể hiện ở những đặc điểm như:
- Không thích làm việc theo một lịch trình cố định
- Hiếm khi đặt đồ vật về vị trí cũ sau khi đã dùng xong
- Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng một cách chần chừ
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
Đánh giá tính hướng ngoại
Người sở hữu chỉ số cao về tính hướng ngoại có đặc điểm như:
- Thích việc bắt đầu một câu chuyện
- Thích giao tiếp và gặp gỡ mọi người
- Dễ dàng để kết bạn
- Mối quan hệ xã hội rộng lớn
- Dồi dào năng lượng khi ở trước đám đông
- Nói nhiều và thường không nghĩ nhiều trước khi nói
Người mang chỉ số thấp về tính hướng ngoại được thể hiện ở những đặc điểm như:
- Thích ở một mình
- Không thích phải giao tiếp nhiều
- Khó để bắt đầu một câu chuyện
- Suy nghĩ khá cẩn thận trước khi nói điều gì đó
- Không muốn trở thành trung tâm của sự chú ý
Đọc thêm: Người hướng ngoại có nên chọn công việc remote?
Đánh giá tính dễ chịu
Người sở hữu chỉ số cao về tính dễ chịu có đặc điểm như:
- Thích tìm hiểu về người khác
- Thích quan tâm, chăm sóc người khác
- Đồng cảm
- Sẵn lòng giúp đỡ mọi người
Người mang chỉ số thấp về tính dễ chịu được thể hiện ở những đặc điểm như:
- Không thích quan tâm đến người khác
- Ít để tâm đến vấn đề của người xung quanh
- Coi thường và xúc phạm người khác
Đánh giá tính nhạy cảm
Người sở hữu chỉ số cao về tính nhạy cảm có đặc điểm như:
- Lo lắng nhiều thứ, hay overthinking
- Thường xuyên cảm thấy buồn phiền
- Tâm trạng bồn chồn, bất an
Người mang chỉ số thấp về tính nhạy cảm được thể hiện ở những đặc điểm như:
- Cảm xúc ở mức ổn định
- Biết cách đối mặt với sự căng thẳng
- Vui vẻ và ít khi buồn phiền
- Không lo lắng hay bận tâm nhiều
Đọc thêm: Người Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao Để Bớt Nhạy Cảm?
Ý nghĩa của mô hình Big – Five trong cuộc sống
Bạn biết đấy, việc tự nhận thức về bản thân không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của mô hình Big – five bạn không những khám ra xu hướng tính cách của bản thân mà còn nhận thức được điểm yếu trong tính cách để tìm cách khắc phục.
Mô hình big – five là một công cụ hỗ trợ đắc lực của nhà tuyển dụng. Qua đây nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ về tính cách của ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp hay không.
Big 5 personality dù chưa phổ biến bằng những cũng có vai trò tương tự như các loại hình trắc nghiệm tính cách và nghề nghiệp khác như:
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Big 5 Personality Là Gì?” mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình Big Five và biết cách đánh giá đặc điểm tính của bản thân.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career giúp bạn giải đáp nhé.
Big 5 Personality Là Gì? Tất Tần Tật Về Mô Hình Tính Cách 5 Yếu Tố
Nguồn: glints.com