Khi những chiếc điện thoại thông minh đang dần trở nên phổ biến thì các ứng dụng di động cũng ngày càng được phát triển với đa dạng thể loại. Do đó, mức độ cạnh tranh giữa các ứng dụng này rất lớn, bởi vậy các doanh nghiệp cũng cần thực hiện các chiến lược App Marketing để ứng dụng của mình được người dùng tải xuống, khám phá và trải nghiệm.
Cùng Kabala Career tham khảo ngay Top 10+ chiến lược App Marketing hiệu quả cho ứng dụng của bạn.
Tối ưu hóa app store – tập trung ASO
Cũng giống như với tối ưu công cụ tìm kiếm, một doanh nghiệp muốn ứng dụng của mình xuất hiện trong top đầu tìm kiếm của App Store hay CH Play cần thực hiện tối ưu App store – ASO.
Một nghiên cứu Google chỉ ra, 40% ứng dụng được người dùng tải xuống và sử dụng đến từ app store research. Bên cạnh đó, truy vấn tìm kiếm cũng là một trong những phương pháp tìm kiếm phổ biến trên điện thoại. Do đó, thứ hạng ASO càng cao càng giúp ứng dụng có nhiều khả năng tiếp cận đến nhiều người dùng hơn, giúp doanh nghiệp nổi bật trong hàng loạt ứng dụng.
Nhận xét và xếp hạng ứng dụng
Hầu hết mọi người thường tìm kiếm những gì mà người khác nói về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Các ứng dụng cũng không nằm ngoại lệ, những review, lượt đánh giá có thể giúp người dùng đưa ra quyết định có nên tải ứng dụng hay không.
Chiến lược App Marketing nên bao gồm việc khuyến khích người dùng hiện tại đưa ra những nhận xét và đánh giá về ứng dụng. Hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận tới các reviewer ứng dụng chuyên nghiệp từ các website review ứng dụng.
Chạy app install ads
App install ads cho phép người dùng cài đặt app ngay trong quảng cáo. Doanh nghiệp có thể tận dụng chạy quảng cáo trên đa dạng nền tảng như social media hoặc SEO. Qua đây, không chỉ giúp tăng lượt truy cập cho ứng dụng và còn thúc đẩy lượt tải xuống ứng dụng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể mua từ khóa tìm kiếm và phân loại để tiếp cận tới chính xác công chúng mục tiêu.
Chiến lược full funnel
Chiến lược App Marketing sử dụng marketing full funnel trên các kênh phân phối nhằm tối đa tương tác, thuyết phục họ khám phá ứng dụng và duy trì lượng khách hàng mới. Thời gian quyết định tải xuống ứng dụng thường ngắn hơn nhiều so với thời gian bán hàng của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các điểm chạm nhằm tăng thời gian users tiếp xúc và khám phá ứng dụng.
Doanh nghiệp có thể gia tăng các điểm chạm bằng cách sử dụng:
- WOM (Word of Mouth) quảng cáo truyền miệng
- Mạng xã hội
- Landing page
- Người ảnh hưởng
- Email marketing, SMS
Đọc thêm: Hướng Dẫn Làm Email Marketing Đạt Hiệu Quả Cao
Đẩy thông báo-enable push notifications
Đây là hoạt động đăng tin nhắn hoặc cảnh báo của ứng dụng tới người dùng, khi ứng dụng không được sử dụng thường xuyên. Khoảng 90% lượng push notification được xem, trong khi chỉ có khoảng 78.9% lượng email được người dùng mở ra xem, theo thống kê từ E – goi.
Qua đây có thể thấy, chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp duy trì hình ảnh của mình trong đầu khách hàng và kích thích họ sử dụng ứng dụng nhiều hơn.
Thuê social media influencer-employ social media influencers
Mạng xã hội là “mảnh đất màu mỡ” cho các marketer hiện thực các mục tiêu truyền thông như tăng nhận diện thương hiệu, sự tương tác giữa công chúng và thương hiệu, chia sẻ thông tin và thu thập phản hồi của người dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tích hợp mạng xã hội vào ứng dụng và cho phép họ chia sẻ các nội dung từ ứng dụng lên nền tảng này.
Tạo landing page và blog
Landing page, blog giúp users nhận thông báo về ứng dụng dễ dàng hơn và khắc phục tình trạng bị bỏ sót như mobile web, laptop. Đồng thời, việc xây dựng landing page, blog giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vì thương hiệu có thể tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) để truyền thông ứng dụng đến nhiều người hơn.
Trong khi thiết kế landing page, doanh nghiệp cần chú ý đưa các yếu tố mà người dùng kỳ vọng ở ứng dụng, đường dẫn tải xuống trên App Store hoặc CH Play, v.v. Đồng thời, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật blog và chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội.
Thiết kế viral loops
Chiến lược App Marketing có tính viral giúp tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu và thu hút lượng lớn công chúng truy cập vào ứng dụng.
Doanh nghiệp có thể tạo viral loop và thu về các phản hồi tích cực. Một bài học thực tế thành công, Dropbox triển khai chương trình tặng 16GB cho khách hàng nào chia sẻ tới bạn bè của mình tham gia ứng dụng. Kết quả thu được rất bất ngờ, thương hiệu đã thêm được lượng người dùng tăng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, việc tạo ra một chiến dịch viral chưa bao giờ là dễ dàng, do đó doanh nghiệp cần tập trung phát triển chất lượng sản phẩm, nội dung thu hút, hấp dẫn người dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các sự kiện, chương trình giới thiệu nhằm tăng hiệu ứng lan tỏa.
Xây dựng customer relationship
Chi phí để thu hút một khách hàng mới cao hơn gấp nhiều lần so với việc duy trì khách hàng hiện tại. Hiện nay, người dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm, thương hiệu có giá trị tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng thay đổi này của công chúng, qua đây vừa giúp duy trì mối quan hệ vừa tạo hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách làm như dưới đây:
- Cho phép người dùng giao tiếp, phản hồi trực tiếp với ứng dụng
- Cá nhân hóa tin nhắn gửi đến khách hàng
- Có các phần quà, chính sách ưu đãi dành cho người dùng có tần suất hoạt động lớn
Thu hút khán giả bằng video
Video là hình thức nội dung phổ biến, có hiệu quả truyền tải thông điệp và thu hút lớn đối với người dùng.
Video có thể bao gồm từ hướng dẫn sử dụng ứng dụng đến nội dung giúp người dùng nhận biết về thương hiệu. Video của doanh nghiệp nên ngắn gọn, không nên dài hơn 60 giây, vẫn có ý nghĩa ngay cả khi không có âm thanh.
Đọc thêm: Video Marketing Là Gì? Cách Làm Video Marketing Hiệu Quả Nhất
Nhận sự hỗ trợ từ người có tầm ảnh hưởng
Influencer có mức ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, thái độ, hành vi của khách hàng. Bằng việc sử dụng người ảnh hưởng phù hợp và tận dụng tối đa hiệu quả từ sức ảnh hưởng của họ tới công chúng sẽ giúp thương hiệu hiện thực các mục tiêu đã đề ra.
Viết Blog thường xuyên
Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật bài đăng trên blog có hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng hơn 126% so với đơn vị không viết blog.
Việc viết bài blog thường xuyên giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả hiển thị trên công cụ tìm kiếm và gia tăng lượt truy cập. Nội dung blog cũng có thể được tạo bởi bản tin email, sử dụng lại nội dung trên mạng xã hội, hoặc các đặc điểm của ebook, v.v.
Doanh nghiệp tạo ra các bài đăng hữu ích đến người dùng bằng các nghiên cứu các vấn đề mà công chúng quan tâm, phân tích từ khóa chất lượng, v.v.
Tạo một chương trình liên kết
Chương trình affiliate tương tự với hệ thống lời mời trong loop viral. Sự khác biệt của chương trình affiliate là thường có các phần quà ưu đãi cho các thành viên. Doanh nghiệp tạo ra một liên kết để người tham gia vào chương trình gửi tới bạn bè của họ.
Bạn có thể thấy chương trình này trên ứng dụng TikTok, hiện nay TikTok đang triển khai chương trình giới thiệu người dùng mới. Theo đó, người dùng khi giới thiệu một người dùng mới và đáp ứng các điều khoản của TikTok sẽ nhận được một phần quà bằng tiền mặt.
Đọc thêm: Referral Marketing Là Gì? Bí Quyết Triển Khai Referral Marketing Hiệu Quả
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về Top 10+ chiến lược App Marketing hiệu quả mà Kabala Career muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn chiến lược App Marketing phù hợp nhất cho ứng dụng của mình.
Theo dõi Kabala Career để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bỏ Túi 10+ Chiến Lược App Marketing Hiệu Quả?
Nguồn: glints.com