Giám đốc chi nhánh hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Branch Manager, đây là một vị trí giám đốc điều hành phụ trách một văn phòng chi nhánh của ngân hàng hoặc công ty dịch vụ tài chính. Branch Manager là một trong những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
Vậy cụ thể hơn Branch Manager là gì? Công việc của một Branch Manager có gì đặc biệt. Cùng theo chân Kabala Career để tìm lời giải đáp!
Branch Manager là gì?
Giám đốc chi nhánh là giám đốc điều hành phụ trách một địa điểm cụ thể hoặc làm việc tại văn phòng chi nhánh của một ngân hàng hay một công ty dịch vụ tài chính.
Họ đảm nhận tất cả các chức năng của văn phòng chi nhánh đó, bao gồm việc tuyển dụng nhân viên mới, giám sát hoạt động phê duyệt các khoản vay và hạn mức tín dụng (lines of credit – LOC), marketing, xây dựng mối quan hệ với công chúng để thu hút họ tìm tới doanh nghiệp.
Hỗ trợ quan hệ khách hàng và đảm bảo rằng các chi nhánh sẽ đáp ứng mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp một cách kịp thời.
Chung quy lại, Branch Manager là người trực tiếp điều hành các chi nhánh nhỏ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn và chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh đó, đồng thời lập ra những kế hoạch cụ thể cho việc quản lý mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Đọc thêm: ASM Là Gì? Công Việc Của Area Sales Manager
Công việc của Branch Manager là gì?
Giám đốc chi nhánh (Branch manager) là người phải thực hiện nhiều công việc như lập kế hoạch tiếp thị, quản lý doanh số, quản lý nhân viên, xử lý tình huống, v.v., cho chi nhánh mình phụ trách. Sau đây là những nhiệm vụ mà một Branch Manager phải đảm nhận:
Xây dựng chiến lược và lên kế hoạch thực hiện
Đây là công việc mà hầu như các quản lý chi nhánh (branch manager) nào cũng sẽ phải thực hiện thường xuyên. Tùy vào nhóm ngành để cho ra những kế hoạch đặc thù.
Ví dụ, bạn đang quản lý cửa hàng bán rau củ, nhận thấy số lượng cà chua tồn kho rất lớn. Bạn sẽ phải lập kế hoạch làm sao để bán được số cà chua này nhiều nhất có thể. Lúc này, bản kế hoạch sẽ bao gồm cách thực thi và số nhân viên được giao phó để đảm nhận nhiệm vụ. Mọi kế hoạch phải được thực hiện một cách chỉn chu, bài bản để tránh tình trạng kế hoạch chỉ tồn tại trên giấy.
Nghiên cứu và lên kế hoạch tiếp thị
Giám đốc chi nhánh là người sẽ tổ chức nghiên cứu và lên kế hoạch tiếp thị cùng các chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, Branch Manager còn phải đưa ra những chính sách quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh và tiếp thị được vận hành tốt. Xây dựng kế hoạch tiếp thị như khuyến mãi, giảm giá các sản phẩm để thu hút khách hàng.
Theo dõi, quản lý vấn đề tài chính tại chi nhánh
Ngoài ra, giám đốc chi nhánh còn chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện toàn bộ các công tác về bán hàng kèm theo các công nợ của từng đối tượng khách hàng với các phân khúc khác nhau trên thị trường cũng như trong phạm vi kinh doanh.
Quản lý và đạo tạo đội ngũ nhân viên tại chi nhánh
Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới là nhiệm vụ các quản lý chi nhánh phải làm, thậm chí được đòi hỏi phải làm tốt. Chi nhánh của bạn cần một đội ngũ các nhân viên để duy trì, vận hành công việc. Đội ngũ này bao gồm các cá nhân đảm nhiệm các nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Nhiệm vụ của quản lý là phải đào tạo những người mới khi tuyển dụng. Điều này đòi hỏi quản lý chi nhánh không những có kiến thức chuyên môn cao mà còn phải có cả kỹ năng đào tạo, truyền đạt.
Các công việc khác do công ty mẹ giao phó
Branch manager phải chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động chiến lược, vấn đề tài chính do công ty mẹ đề ra. Giám đốc chi nhánh cũng sẽ phải thực hiện theo đúng mục tiêu doanh thu mà công ty mẹ yêu cầu và phải báo cáo lên ban lãnh đạo định kỳ theo tháng.
Đọc thêm: Account Manager Là Gì? Tố Chất Tạo Nên Account Manager Giỏi
Các yêu cầu đối với branch manager là gì?
Trách nhiệm của một giám đốc chi nhánh bao gồm việc phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và cả nhân viên, vì vậy mà họ cần phải sở hữu trong mình các kỹ năng bán hàng tốt, khả năng quản lý con người và dịch vụ khách hàng giỏi.
Các phẩm chất khác cần phải trang bị của người quản lý chi nhánh đó là sự siêng năng, kỹ năng phân tích mạnh và khả năng chọn lọc sự ưu tiên, tính đa nhiệm và khả năng quan sát, tập trung vào từng chi tiết.
Các nhà quản lý chi nhánh được mong đợi là sẽ chủ động về Networking (tạo lập mối quan hệ xã hội) để góp phần mang lại việc doanh nghiệp phát triển và tăng doanh thu.
Một giám đốc của chi nhánh mới có thể tham gia phòng thương mại tại địa phương và tham dự các sự kiện kinh doanh và kết nối, nơi mà người ta thường có thể gặp các thành viên cộng đồng có sức ảnh hưởng.
Ví dụ: giám đốc chi nhánh có thể gặp một nhà quản trị bệnh viện địa phương và cùng thực hiện một thỏa thuận cung cấp dịch vụ của chi nhánh cho nhân viên của bệnh viện.
Đọc thêm: Operation Manager Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Của Operation Manager
Lời kết
Có thể nói rằng ở vị trí quản lý chi nhánh, hình ảnh của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Người quản lý chi nhánh cần ý thức được vị trí, tác phong của mình, thái độ và hình ảnh của họ chính là gương mặt đại diện của thương hiệu trước đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên. Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm được thông tin công việc của một branch manager là gì.
Đừng quên theo dõi Glints để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình những cơ hội việc làm nhé!
Branch Manager Là Gì? Công Việc Của Giám Đốc Chi Nhánh Có Gì Đặc Biệt?
Nguồn: glints.com