Cách Tiết Kiệm Tiền Lương Hàng Tháng Dành Cho Người Đi Làm

Bạn có bao giờ rỗng túi vào cuối tháng? Bạn có muốn kết thúc việc tiêu xài hoang phí và hối hận về sau không? Bạn có cảm thấy mình không bao giờ có thể tiết kiệm bất kể bạn nhận được bao nhiêu tiền? 

Mọi người đều muốn tiết kiệm và rồi nghỉ hưu với một túi tiền dư dả. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Thông qua bài viết này, Kabala Career sẽ giới thiệu đến bạn một vài cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng hiệu quả dành cho người đi làm!

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Trước khi tìm hiểu các cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng, bạn nên biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu là đủ. Khi nói đến số tiền bạn có thể tiết kiệm từ tiền lương hàng tháng, thu nhập của bạn là yếu tố quan trọng nhất. Ở một mức độ nào đó, bạn bị giới hạn bởi thu nhập của mình. Khi tiết kiệm tiền từ thu nhập hàng tháng, bạn không nên tập trung vào số tiền bạn kiếm được mà là số tiền bạn tiết kiệm được.

bí quyết tiết kiệm tiền lương
Tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Nguyên tắc chung mà bạn có thể phấn đấu với tiền lương hàng tháng của mình là 50% cho chi phí sinh hoạt, 30% cho các hoạt động khác và 20% để tiết kiệm. Tuy nhiên, quy tắc này không tính đến các mục tiêu cá nhân của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang tiết kiệm để mua một ngôi nhà, sẽ mất nhiều thời gian để tiết kiệm tiền cho khoản trả trước nếu bạn chỉ tiết kiệm 20% tiền lương của mình. Còn những mục tiêu ngắn hạn khác như kỳ nghỉ hay mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì sao?

Bạn cần linh hoạt điều chỉnh các quy tắc khi thiết lập một kế hoạch tiết kiệm nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. Thay vì chi 50% cho chi phí sinh hoạt, hãy cân nhắc cắt giảm nó xuống còn 40%. Nếu giảm nó xuống 40% có vẻ là một động thái quyết liệt, hãy cân nhắc giảm 1% và tăng khoản tiết kiệm của bạn lên 1% mỗi tháng. Cách tiếp cận như vậy đòi hỏi tính kỷ luật và tính toán cẩn thận, nhưng nó chắc chắn sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Đọc thêm: Mẫu Bảng Chi Tiêu Cá Nhân: Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Quan Trọng Bạn Cần Biết

Cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng cho người đi làm

Lập kế hoạch ngân sách hàng tháng

cách tiết kiệm tiền
Lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng đầu tiên chính là lập kế hoạch chi tiêu. Tiết kiệm tiền là theo dõi xem tiền của bạn sẽ đi đâu và kiểm soát chi tiêu của bạn. Lập kế hoạch ngân sách hàng tháng bằng cách chia chi phí của bạn thành các danh mục chính và tuân theo kế hoạch đó. Ngân sách sẽ giúp bạn tránh bội chi, và điều đó có nghĩa là bạn sẽ có nhiều tiền hơn để tiết kiệm từ tiền lương của mình mỗi tháng.

Cắt giảm chi phí hàng tháng của bạn

Cách thứ hai đề tiết kiệm tiền lương hàng tháng chính là cắt giảm chi phí hàng tháng của bạn. Một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Hạ thấp các khoản chi phí
  • Hạn chế di chuyển
  • Mua sắm trực tuyến 
  • Mua sắm hàng hóa lẻ tẻ
  • Giảm chi phí giải trí
  • Hóa đơn tiền điện
  • Đơn đặt đồ ăn ngoài
  • Chi tiêu thẻ tín dụng
  • Chi phí cho rượu, bia và thuốc lá

Tiết kiệm và đầu tư vào công cụ tiết kiệm phù hợp

Những người trẻ tuổi thường hào hứng với các triển vọng tạo ra lợi nhuận. Họ thường mua những thứ chủ yếu dựa trên sở thích mà không có mục tiêu nhất định, chẳng hạn như tài sản và xe cộ. Họ lơ là trong việc lập kế hoạch cho một cuộc khủng hoảng tín dụng. Cho dù đó là mất việc làm, vấn đề y tế hay nhu cầu kinh tế đột xuất của một thành viên trong gia đình, bạn nên chuẩn bị cho mọi thứ.

Vì vậy, một khi bạn để dành tiền cho những nhu cầu đơn giản hơn, tức thời hơn, hãy bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp. Số tiền này phải trang trải chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng, trả góp nợ và các cam kết bảo hiểm hàng tháng. Số tiền này thực sự nên được đầu tư hoặc gửi theo cách vừa dễ tiếp cận vừa không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường.

Nói KHÔNG với vay, nợ

Hãy thanh toán các khoản nợ hiện tại của bạn trước và tránh mắc bẫy nợ. Cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng ở đây là tiết kiệm và kiếm lãi từ nó. Vì vậy, đừng nhận khoản nợ mới trừ khi bạn có lý do chính đáng.

Bạn có thể là người dễ bị ràng buộc bởi nợ nần nhất khi bạn bắt đầu làm việc. Thật khó để chống lại xu hướng tiêu dùng tràn lan khi bạn có khả năng tiếp cận mua hàng bằng thẻ tín dụng. Sẽ hữu ích nếu bạn hiểu được sự khác biệt giữa nhu cầu, mong muốn và lòng tham. Việc sử dụng hạn mức tín dụng không phải là một ý tưởng hay nếu bạn muốn tiết kiệm lâu dài.

Cố gắng tiết kiệm khi được tăng lương hoặc tiền thưởng

Bất cứ khi nào bạn được tăng lương, được khích lệ hoặc thưởng, bạn sẽ rất muốn sử dụng nó để tự thưởng cho mình. Phải không? Chỉ vì bạn kiếm được nhiều tiền hơn không có nghĩa là bạn phải chi tiêu nhiều hơn! Hãy cố chống lại sự cám dỗ và đưa thẳng tiền vào tài khoản tiết kiệm.

Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn

Ít nhất 20% tiền lương của bạn nên được chuyển vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư ngay khi nhận được. Bạn nên tự động hóa quy trình này để tạo ra lãi suất cho các khoản đầu tư và tránh bỏ lỡ chúng thông qua một kế hoạch đầu tư có hệ thống.

Hủy đăng ký những dịch vụ không cần thiết

Mọi người thường đăng ký các dịch vụ mà họ không thực sự cần. Chẳng hạn, nhiều người sẵn sàng trả hơn 300 nghìn đồng mỗi tháng chỉ để xem 1,2 tập phim trên Netflix. Đôi lúc, nhiều người tiếp tục trả phí thành viên ngay cả khi họ không bao giờ sử dụng dịch vụ. Bạn nên hạn chế làm điều này vì nó sẽ tạo thêm gánh nặng cho chi phí hàng tháng của bạn.

Đọc thêm: Bỏ Túi Những Cách Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Dành Cho Bạn

Kết luận 

Vậy là Kabala Career đã cùng bạn tìm hiểu một vài cách tiết kiệm tiền lương hàng tháng dành cho người đi làm. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều phương án hơn để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nếu có hứng thú với các bài viết thuộc chủ đề tương tự, hãy cùng ghé quá Blogs của Kabala Career để đón đọc thêm nhiều content chất lượng khác nhé!


Cách Tiết Kiệm Tiền Lương Hàng Tháng Dành Cho Người Đi Làm
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)