Một bản sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp và chỉn chu sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Và phần giúp bạn tạo được ấn tượng mạnh nhất chính là quá trình hoạt động của bản thân. Nó tạo cơ hội cho các ứng viên thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ của mình.
Trong bài viết này, Kabala Career sẽ thảo luận về tầm quan trọng của quá trình cá nhân trong sơ yếu lý lịch và cung cấp các tips hiệu quả về cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cho các đối tượng khác nhau.
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch là gì?
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch đề cập đến phần bạn cung cấp thông tin về bản thân và các hoạt động trong quá khứ của mình. Mục đích của phần lịch sử hoạt động cá nhân là cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn thoáng qua về con người bạn và những gì bạn có thể mang lại dựa trên trình độ và kinh nghiệm làm việc của bạn.
Nó cho phép bạn thể hiện những phẩm chất, kỹ năng và thành tích độc đáo của mình. Từ quá trình con ngồi trên ghế nhà trường cho đến các công việc chuyên nghiệp bạn đã từng trải nghiệm. Những điều này có thể giúp cung cấp cho nhà tuyển dụng một bức tranh tổng quát về quá trình trưởng thành và phát triển của từng ứng viên.
Đọc thêm: Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Chuẩn Nhất Bạn Cần Biết
Vị trí và tầm quan trọng của quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch là một trong những thành phần quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng xem xét khi nhận được bộ hồ sơ đơn đăng ký của ứng viên. Nó giúp họ đánh giá sự phù hợp của ứng viên cho vị trí và xác định xem họ có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết hay không.
Phần lịch sử cá nhân được viết tốt, rõ ràng và rành mạch có thể giúp người tìm việc có lợi thế hơn những người khác bằng cách thể hiện những kinh nghiệm và bộ kỹ năng độc đáo của họ. Do đó, khi viết sơ yếu lý lịch, bạn nên dành nhiều thời gian và nỗ lực để tạo ra một phần lịch sử cá nhân chỉn chu và chuyên nghiệp.
Cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cho từng đối tượng
Cho học sinh, sinh viên
Đối với học sinh trung học và đại học, phần lịch sử cá nhân nên tập trung vào quá trình học vấn. Phần này sẽ giúp các giáo viên hay bộ phận tuyển dụng của trường học có được cái nhìn tổng quát về quá trình học tập của học sinh
Khác với CV, phần quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch chỉ tập trung vào các thông tin cần thiết như tên trường, lớp, địa chỉ trường học. Vì vậy, bạn cũng chỉ nên cung cấp vừa đủ các nội dung trên và tránh sa đà vào việc thể hiện các khía cạnh khác trong học tập như kỹ năng mềm hay thành tích cá nhân.
Ví dụ:
- Năm 2012 – 2017: Học sinh tiểu học trường Tiểu học [Tên trường], địa chỉ tại: [Địa chỉ trường].
- Năm 2017 – 2021: Học sinh THCS tại trường THCS [Tên trường], địa chỉ tại: : [Địa chỉ trường].
- Năm 2021 – 2023: Học sinh cấp 3 trường THPT [Tên trường], địa chỉ tại: [Địa chỉ trường].
Cho cán bộ, công chức
Đối với những cá nhân nộp đơn xin việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ hoặc khu vực công, phần quá trình bản thân nên tập trung vào nền tảng giáo dục của ứng viên, kinh nghiệm làm việc có liên quan và bất kỳ công việc tình nguyện nào được thực hiện cho các tổ chức dịch vụ công.
Đặc biệt, trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ, công chức, sẽ có hai phần riêng biệt trong phần quá trình bản thân gồm: quá trình học tập/đào tạo, quá trình công tác.
Trong phần quá trình học tập/đào tạo, bạn có thể điền tương tựu như ví dụ dành cho học sinh, sinh viên ở trên. Sau đó thêm một đến hai dòng về quá trình đào tạo ở bậc cử nhân hay thạc sĩ của mình với cấu trúc tương tự. Ví dụ:
- Năm 2019 – 2023: Học tại Trường/Đại học [Tên trường], [Tên ngành], [Phương thức đào tạo], [Loại bằng cấp].
Tiếp theo, trong phần quá trình công tác, bạn cần điền rõ ràng cơ quan, chức vụ và số năm làm việc. Ví dụ:
- Năm 2020 – 2022: Làm việc tại [Tên cơ quan], chức vụ [Tên chức vụ].
- Năm 2022 – nay: Làm việc tại [Tên cơ quan], chức vụ [Tên chức vụ].
Cho người đi làm
Đối với người đi làm đã có kinh nghiệm, phần quá trình bản thân nên tập trung vào những kinh nghiệm và các hoạt động phù hợp nhất thể hiện chuyên môn của bạn trong lĩnh vực ứng tuyển. Điều quan trọng là phải điều chỉnh phần lịch sử cá nhân cho phù hợp với mô tả công việc cũng như các giá trị và văn hóa của nhà tuyển dụng. Ví dụ:
- Năm 2020 – 2022: Làm [Công việc] tại Công ty [Tên công ty], chức vụ nhân viên.
- Năm 2022 – nay: Làm [Công việc] tại Công ty [Tên công ty], chức vụ trưởng phòng ban.
Một vài lưu ý quan trọng
Khi viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch, có một số cân nhắc quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Bao gồm:
- Ngắn gọn: Giữ cho phần lịch sử cá nhân ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Tránh bao gồm thông tin không liên quan đến công việc và trình độ học vấn.
- Trung thực: Không bao giờ phóng đại hoặc làm sai lệch thông tin trong phần lịch sử cá nhân. Người sử dụng lao động sẽ xác minh thông tin và sự không trung thực có thể dẫn đến việc bị loại khỏi quy trình tuyển dụng.
- Tùy chỉnh cho từng công việc: Điều quá trình hoạt động bản thân cho từng công việc được ứng tuyển. Làm nổi bật những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp nhất với bản mô tả công việc.
- Kiểm tra lỗi chính tả: Luôn đọc lại phần lịch sử cá nhân để đảm bảo rằng không có lỗi ngữ pháp hoặc lỗi đánh máy. Một sơ yếu lý lịch chuẩn chỉ, chuyên nghiệp và không mắc các lỗi chính tả sơ đằng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Kết
Vậy là Kabala Career đã cùng bạn tìm hiểu cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch. Đây là một trong những phần quan trọng nhất và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận việc của bạn. Nếu bạn đang trong quá trình tìm việc, hãy ghé qua Blog của Kabala Career để cập nhật theo nhiều tips hiệu quả trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc nhé!
Cách Viết Quá Trình Bản Thân Chuẩn Chỉ Trong Sơ Yếu Lý Lịch
Nguồn: glints.com