Bất kỳ bộ phận Marketing hay người làm Marketing nào cũng muốn tăng lượng người dùng truy cập vào website của mình cũng như tăng doanh số bán hàng từ lượng người truy cập.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên đầu tư vào CRO Marketing. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ CRO Marketing là gì? Vậy mời bạn cùng Kabala Career đọc qua bài viết bên dưới để cùng tìm hiểu CRO Marketing nhé!
CRO là gì?
CRO là viết tắt của từ Conversion Rate Optimization, có nghĩa là Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi. Đây là một phương pháp có hệ thống hoạt động để hỗ trợ chuyển đổi lượng khách truy cập trang web thành các khách hàng tiềm năng, và sau đó chuyển các khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng chính của doanh nghiệp.
Quá trình tối ưu CRO sẽ cần sự hiểu biết về cách và thói quen người dùng truy cập vào website của công ty, khách truy cập sẽ có những hành động như thế nào và điều gì làm họ hứng thú với các sản phẩm của bạn.
Chuyển đổi vi mô (Micro)
Chuyển đổi vi mô là các bước chuyển đổi nhỏ nhất như các khách hàng tiềm năng đã tham gia các hoạt động trên trang web, khách hàng đã đăng ký nhận các thông tin liên quan hay đơn giản là theo dõi doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Chuyển đổi vĩ mô (Macro)
Chuyển đổi vĩ mô là chuyển đổi quan trọng. Chuyển đổi vĩ mô diễn ra trên trang web của công ty khi khách hàng chuyển đổi các ưu đãi chính mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hay điền vào các biểu mẫu thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng.
Đọc thêm: SEM Là Gì? Tìm Hiểu Công Cụ Không Thể Thiếu Trong Marketing
Tầm quan trọng của CRO marketing
Tạo ra doanh thu
Những chuyển đổi gián tiếp như tải xuống các nội dung từ trang web hay điền đăng ký thông tin cá nhân cũng làm tăng mức độ tương tác. Điều này đã được chứng minh sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.
Nâng cao trải nghiệm khách
Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn có nghĩa là khách hàng đang tương tác nhiều hơn với thương hiệu công ty, có nghĩa là họ cảm thấy hài lòng hơn khi dành thời gian hoặc tiền bạc cho trang web của bạn.
Trang web có thể được thiết kế thu hút hơn như phông chữ dễ đọc hơn, bố cục hấp dẫn hơn hoặc nút Kêu gọi hành động (CTA) lớn hơn. Những thay đổi nhỏ như thế có thể tạo nên sự khác biệt cho trải nghiệm của khách hàng.
Và bạn cần lưu ý rằng một khách hàng hạnh phúc sẽ là một khách hàng trung thành cho chính doanh nghiệp của bạn.
Tăng mức độ quan tâm thương hiệu
CRO sẽ giúp khách hàng tiềm năng đặt nhiều sự chú ý dành cho thương hiệu của công ty. Điều đó khiến họ suy nghĩ đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn khi cân nhắc mua hàng và “truyền miệng” cho bạn bè và gia đình của họ, làm gia tăng lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.
Các hình thức tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trong marketing
Quá trình tối ưu hóa CRO sẽ có nhiều hình thức và khác nhau. Để tối ưu hóa chuyển đổi ngày, bạn có thể tham khảo các hình thức tối ưu hoá trong CRO marketing.
- Thử nghiệm A/B: thông qua chỉ một biến kiểm tra hai phiên bản của một tài sản bằng
- Kêu gọi hành động – Call To Action (CTA): thu hút khách hàng bằng các hành động bạn muốn khách hàng thực hiện.
- Phễu chuyển đổi: dựa trên hành vi khách hàng tiềm năng để xây dựng kênh chuyển đổi riêng
- Forms: nắm bắt thông tin từ khách hàng tiềm năng để tiếp thị với họ qua email
- SEO: cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website
- Thử nghiệm đa biến (MVT): kiểm tra nhiều phiên bản của một tài sản như trang đích hay bằng cách điều chỉnh nhiều biến.
Cách tính tỷ lệ chuyển đổi
Chuyển đổi mỗi lần truy cập Website
Nếu bạn sở hữu một trang web thương mại điện tử, người dùng có thể thực hiện mua hàng ở mỗi phiên. Bạn muốn tối ưu hoá để họ mua nhiều sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hơn. Nếu người dùng truy cập trang web ba lần, có nghĩa là ba phiên và ba cơ hội để chuyển đổi. Cùng xem xét ba phiên của người dùng và hành vi của họ trong mỗi phiên:
- Phiên 1: Không chuyển đổi: người dùng chỉ vừa truy cập vào trang web, họ đang làm quen và xem xét. Sau đó là thoát ra.
- Phiên 2: Người dùng đã mua một sản phẩm. Họ đã chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
- Phiên 3: Người dùng quay lại và mua thêm hai mặt hàng mới. Tuy họ mua thêm hai sản phẩm nhưng đây là đơn đặt hàng duy nhất. Do đó, đây sẽ được tính là một lần chuyển đổi.
Tính tỷ lệ chuyển đổi theo đợt: để tính tỷ lệ chuyển đổi theo được, bạn sẽ lấy số đơn hàng duy nhất và chia cho tổng số phiên.
Chuyển đổi một lần truy cập Website
Bạn hãy tưởng tượng bạn đang sở hữu một trang web thứ hai, bán các bộ phận robot. Người dùng có thể quay lại rất nhiều lần, nhưng nếu họ đăng ký mua, họ sẽ không chuyển đổi lại.
Hãy nhìn hành vi của người tiêu dùng trong ví dụ này:
- Phiên 1: Người dùng tìm đến website để tìm hiểu và khám phá các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Tuy nhiên họ đã không chuyển đổi.
- Phiên 2: Người dùng đăng ký một gói dịch vụ của doanh nghiệp được đăng tải trên trang web. Người dùng đã chuyển đổi.
- Phiên 3: Người dùng quay lại để đọc và xem các bài báo trên blog.
Trong trường hợp này, người dùng không chuyển đổi mỗi lần họ truy cập. Do đó, chúng ta phải đo lường thành công chuyển đổi theo số lượng khách truy cập thay vì nhìn số phiên.
Tính tỷ lệ chuyển đổi người dùng duy nhất: bạn cần lấy số đơn đặt hàng duy nhất và chia cho số lượng người dùng duy nhất.
Đọc thêm: Top 11 Cách Marketing Hiệu Quả, Chi Phí Thấp
Quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Nghiên cứu chuyển đổi
Bạn cần biết được hành động trực tuyến nào quan trọng đối với bạn để bạn có thể xác định cách theo dõi tỷ lệ chuyển đổi. Các chuyển đổi phổ biến có thể kể đến như:
- Đăng ký để nhận nội dung
- Đăng ký thông tin cá nhân
- Tải xuống các nội dung
- Dành thời gian tìm hiểu trang web
- Nâng cấp lên các dịch vụ cao hơn
- Hoàn thành mua các sản phẩm trên trang web
Bạn cần xác định tỷ lệ chuyển đổi các mục tiêu là bao nhiêu và so sánh với tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian gần nhất. Điều này để bạn biết được mục tiêu nào đang chuyển đổi tốt hoặc giảm để tiến hành tối ưu.
Xác định yếu tố ảnh hưởng
Bạn cũng cần xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi để phân tích và đưa ra cách thực hiện chi tiết để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
- Bounce Rate: cho bạn biết được % người dùng chỉ truy cập một trang duy nhất trên website của bạn. Từ đó, bạn sẽ biết được những nội dung nào ít được truy cập và chưa thu hút khách hàng để tối ưu lại phù hợp hơn với thị hiếu người dùng.
- Mức độ tương tác: xác định được nội dung hay phần nào của website thu hút được nhiều sự tương tác của khách hàng.
- Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng: bạn sẽ được % khách hàng cho hàng vào giỏ nhưng không tiếp tục tiến hành thanh toán.
- Thời gian trung bình trên trang: lượng người dùng truy cập và thời gian ở lại website là bao lâu
- Nguồn truy cập: khách hàng truy cập vào website theo nguồn nào và mỗi nguồn có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau.
Thử nghiệm
Thử nghiệm A/B là điều cần thiết trong quy trình CRO. Thử nghiệm A/B là thử nghiệm hai phiên bản cho hai nhóm khách truy cập trang web khác nhau. Một số loại thử nghiệm A/B có thể kể đến như bản sao trang, kêu gọi hành động, cửa sổ bật lên, v.v.
Một thử nghiệm khác với chi phí thấp hơn là cá nhân hoá. Sử dụng cá nhân hoá bạn sẽ biết được tần số ghé thăm quyết định trải nghiệm người dùng khác nhau, điều chỉnh nội dung dựa trên khoảng thời gian nhất định, giữ khách truy cập với nội dung thích hợp, v.v.
CRO Marketing: Tầm Quan Trọng Của Tối Ưu Hoá Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trong Marketing
Nguồn: glints.com