Ergophobia Là Gì? Sợ Làm Việc Có Phải Là Lười Biếng?

Đã khi nào bạn cảm thấy sợ đi làm mỗi sáng, hay phải đi làm hay chưa? Nếu có thì có thể bạn mắc phải ergophobia. Vậy ergophobia là gì? Dấu hiệu nào cho thấy một người đang mắc ergophobia. Để hiểu hơn về hội chứng này, mời bạn cùng Kabala Career khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Ergophobia là gì?

Ergophobia là một từ viết tắt của hai từ tiếng Anh: “ergon,” có nghĩa là công việc hoặc lao động, và “phobia,” có nghĩa là sự sợ hãi hoặc ám ảnh. Kết hợp lại, ergophobia là một loại rối loạn sợ lao động hoặc sợ công việc.

nỗi sợ đi làm
Ergophobia được hiểu là gì?

Người mắc ergophobia có thể trải qua cảm giác sợ hãi hoặc căng thẳng khi phải đi làm hoặc tham gia vào các hoạt động lao động. Họ có thể lo lắng về nhiều khía cạnh của công việc, bao gồm giao tiếp với đồng nghiệp, áp lực công việc, hoặc thậm chí cả việc tham gia vào môi trường làm việc.

Ergophobia không phải là một chứng rối loạn phổ biến, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hiệu suất công việc của người mắc. Người bị ergophobia có thể cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn để vượt qua tâm lý sợ đi làm và tham gia vào công việc một cách tự tin và hiệu quả.

Sợ làm việc có phải là lười biếng không? Theo đó, sợ công việc không đồng nghĩa với sự lười biếng. Người mắc hội chứng sợ làm việc thường mất động lực trong công việc, điều này trông họ như một kẻ lười biếng. Tuy vậy, họ còn đối mặt với tình trạng lo âu, trầm cảm, hay rối loạn tâm lý.  

Đọc thêm: Giới Trẻ Đang Ngày Càng Bất Mãn Trong Công Việc Và Đây Là Lý Do Tại Sao

2. Dấu hiệu của hội chứng sợ làm việc

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng này có thể kể đến như: 

  • Lo lắng, sợ hãi
  • Mất động lực trong công việc
  • Đổ mồ hôi liên tục
  • Cảm thấy ngột ngạt, khó thở
  • Tránh né việc đảm nhận thêm các nhiệm vụ mới
  • Giảm tính trách nhiệm trong công việc
  • Giảm các hoạt động tương tác tại nơi làm việc, đi làm không nói chuyện với ai
  • Khó tập trung trong công việc
  • Chậm deadline thường xuyên

3. Nguyên nhân dẫn đến ergophobia là gì?

Nỗi ám ảnh khi đi làm có thể xuất phát từ một sự kiện, tác động hoặc một trải nghiệm tiêu cực mà người lao động gặp phải, chẳng hạn như môi trường làm việc toxic, tình trạng bắt nạt nơi công sở, bị đồng nghiệp đổ lỗi, hoặc bản thân họ gặp một lỗi sai nghiêm trọng trong công việc, v.v.

Sợ đi làm mỗi sáng
Đâu là nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ khi đi làm?

Bên cạnh đó, ergophobia có thể được hình thành khi người lao động chứng kiến đồng nghiệp của mình đối mặt với những trải nghiệm tiêu cực như bị bắt nạt, bạo lực tại nơi làm việc, v.v.

3. Cách để đối mặt với hội chứng sợ đi làm

3.1 Liệu pháp tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc được cân nhắc là một phương pháp điều trị cho những nỗi sợ cụ thể. Nó có thể được thực hiện trong thực tế, tưởng tượng, hoặc dưới sự hỗ trợ của VR.

Những người mắc ergophobia bắt đầu bằng việc đánh giá các tình huống liên quan trong công việc đến mức độ sợ hãi mà chúng tạo ra. Những người này cũng được trang bị một số kỹ thuật thư giãn. Sau đó, họ sẽ được tiếp xúc với các tình huống (có thể là thực tế, tưởng tượng hoặc mô phỏng) gây ra sự lo lắng càng lớn khi sử dụng các kỹ thuật thư giãn.

Điều này có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa sự kích thích và phản ứng sợ hãi của con người. Khi sử dụng liệu pháp này, người bệnh có thể được sử dụng thêm thuốc để kiểm soát các phản ứng sinh lý đối với kích thích.

3.2 Liệu pháp EMDR

Liệu pháp EMDR đối xử với các tình huống ám ảnh như những tổn thương chưa được xử lý bằng cách sử dụng một quá trình xử lý về ký ức cho các tình huống này cho đến khi nó không còn là sự đau khổ nữa.

3.3 Liệu pháp CBT

CBT (Cognitive Behavioral Therapy) là một phương pháp tâm lý – hành vi trong việc giúp người mắc ergophobia thay đổi tư duy tiêu cực về công việc và các nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi sợ đi làm, cũng như những hành vi tránh né trong công việc.

Tâm lý sợ đi làm
Các cách đối mặt với tâm lý sợ đi làm

Trong quá trình CBT, một chuyên gia tâm lý sẽ tạo ra những tình huống mô phỏng từ nhẹ đến nặng, liên quan đến nguyên nhân gây sợ hãi cho người mắc bệnh. Mục tiêu là giúp họ hiểu rõ hơn về những suy nghĩ và cảm xúc mà họ trải qua và học cách đối phó một cách tích cực.

Quá trình này sẽ giúp họ tăng cường khả năng quản lý tâm lý và thay đổi hành vi tránh xa công việc, từ đó giúp họ dần vượt qua ergophobia và tự tin hơn trong môi trường làm việc.

3.4 Liệu pháp DBT

DBT (Dialectical Behavioral Therapy) là một phương pháp hành vi biện chứng giúp người mắc ergophobia biết cách quản lý những cảm xúc cực đoan và đối phó với các tình huống tiêu cực trong công việc.

Trong quá trình điều trị Ergophobia, DBT cung cấp những kỹ năng quan trọng như tập trung tâm trí, điều chỉnh cảm xúc, và khả năng chịu đựng sự bất an và lo lắng liên quan đến công việc.

Những kỹ năng này giúp người mắc bệnh hiểu rõ hơn về cách tương tác với cảm xúc và tâm trạng của họ trong bối cảnh công việc. Họ sẽ học cách xác định và thấu hiểu các cảm xúc đang trải qua và sau đó, sử dụng các công cụ và kỹ năng để đối phó một cách hiệu quả hơn.

Điều này có thể giúp họ giảm bớt sự căng thẳng và nỗi lo âu trong quá trình làm việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn cho bản thân.

3.5 Học cách đưa ra quyết định

Những người thường cảm thấy lo lắng và phải đưa ra nhiều quyết định thường hiểu rất rõ cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí nản lòng khi đi làm. Việc phải đưa quá nhiều quyết định đòi hỏi rất nhiều công sức. Năng lượng mỗi ngày của bạn cũng dễ bị cạn kiệt nếu hay gặp trường hợp này.

Vì vậy, bạn cần học cách đưa ra quyết định một cách thận trọng và có hệ thống hơn. Nếu có quá nhiều việc cần quyết định, bạn nên phân định rõ các ưu tiên và mục tiêu rõ ràng cho từng vấn đề để tránh bị sự mệt mỏi trong chính công việc của mình.

Hãy biến sự lo âu này thành động lực để bạn nhanh chóng thực hiện và hoàn thành công việc.

Đọc thêm: Escapism Là Gì? Tại Sao Escapism Cần Thiết Trong Cuộc Sống Của Con Người

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ergophobia – hội chứng sợ đi làm mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ergophobia là gì và biết cách để chống lại nỗi sợ làm việc hiệu quả.

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.


Ergophobia Là Gì? Sợ Làm Việc Có Phải Là Lười Biếng?
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)