Fresher là một thuật ngữ dùng để nhận biết trình độ giữa các nhân viên trong cùng công ty khi làm chung một lĩnh vực. Bên cạnh thuật ngữ Fresher còn có các thuật ngữ chuyên ngành khác như Junior và Intern.
Vậy Fresher là gì, và đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ Fresher và Intern. Cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết về Fresher và intern nhé.
Fresher là gì?
Thuật ngữ Fresher được dùng để nhận biết chung những bạn sinh viên vừa mới ra trường và đang trên con đường tìm kiếm môi trường làm việc cho mình. Fresher nói riêng bất kì sinh viên ở lĩnh vực nào mà có thể dùng chung cho tất cả mọi ngành. Thông thường, Fresher đã được học tập đầy đủ kiến thức, nhưng trên thực tế chưa hề được thực hành.
Nói cách khác, ở một số trường hợp, Fresher có khá nhiều điểm tương đồng với các bạn Intern hay còn gọi là nhân viên thử việc. Vì thế, đa số các công ty đều phân phối các công việc đơn giản, hoặc việc phụ cho những nhân viên Fresher. Từ những công việc phụ, các bạn Fresher mới có thể học tập thêm những kiến thức thực tế để có thể có cơ hội thăng tiến trong sau này.
Công việc của fresher là gì?
Vậy hãy cùng Kabala Career tìm hiểu xem công việc mà Fresher thường làm nhé.
Mô tả công việc của fresher chung nhất
Tùy thuộc vào từng mảng ngành chuyên môn mà các vị trí fresher sẽ nhận được các vị trí khác nhau. Nhưng nhìn chung, tính chất công việc của Fresher là đơn giản, không quá phức tạp như các vị trí khác. Fresher chủ yếu là hỗ trợ chính cho các nhân viên khác, đặc biệt là quản lý theo yêu cầu.
Mô tả công việc của fresher theo một vài vị trí cụ thể
Tùy thuộc vào từng ngành mà các vị trí Fresher được nhận cũng sẽ khác nhau, dưới đây là các công việc phổ biến của một fresher trong một số ngành sau:
Nhân viên tuyển dụng fresher:
- Triển khai các công việc tuyển dụng đã được thông qua theo kế hoạch từng tháng và khi doanh nghiệp cần đáp ứng về mặt nhân lực.
- Thiết lập bảng mô tả công việc
- Thực hiện tìm kiếm và đề xuất các kênh tuyển dụng để có thể tìm kiếm và chiêu mộ các ứng viên xuất sắc.
- Thực hiện các quy trình nhằm duy trì và cải tiến tiến độ công việc,v.v.
- Liên lạc và thông báo kết quả phỏng vấn cho các ứng viên trúng tuyển và sau đó gửi thư cảm ơn đối với những ứng viên không trúng tuyển.
- Xây dựng, lên kế hoạch và quản lý bộ câu hỏi tuyển dụng cho từng vị trí ứng tuyển riêng biệt.
Fresher Developer
- Tham gia phân tích nghiệp vụ trong hệ thống trực tiếp với khách
- Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Java
- GIải quyết các vấn đề, theo sát kế hoạch và báo cáo tiến độ công việc cho khách hàng.
- Cởi mở, tích cực tương tác với khách hàng.
- Liên tục học hỏi và nâng cao kỹ năng quản lý cũng như tổ chức dự án.
Nhân viên Marketing fresher
- Xây dựng các kế hoạch Digital chi tiết dựa trên những yêu cầu của mỗi dự án và chiến dịch marketing cần xây dựng
- Nghiên cứu và cập nhật các công cụ digital marketing tân tiến nhất
- Theo dõi và đánh giá để tối ưu hóa nội dung và quảng cáo cũng như chi phí và tỷ lệ sao cho hợp lý.
- Tư vấn và trình bày phương án quản lý tối ưu nhất cho khách hàng.
- Thực hiện các yêu cầu của quản lý
- Luôn thực hiện và theo sát các buổi thực hành trong quy trình phát triển phần mềm được quy định bởi dự án và công ty.
- Liên tục học hỏi và luyện tập nhằm nâng cao các kỹ năng trên nền tảng Java và các công nghệ liên quan.
- Luôn luôn chủ động, cởi mở, tích cực trong quá trình tương tác với khách hàng và các thành viên trong dự án.
Đọc thêm: Intern marketing là gì? Tất tần tật về thực tập sinh marketing
Kỹ năng và tố chất cần có ở một fresher là gì?
Nếu các Fresher muốn được công ty trọng dụng, các kỹ năng sau là yêu cầu bắt buộc cần có:
Tinh thần học hỏi
Với mức độ Fresher và intern, hầu như ai cũng có rất ít kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Tuy nhiên Fresher và Intern sẽ có nhiều cơ hội học hỏi từ những người senior có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Do đó, trong quá trình học hỏi cũng như làm việc, Fresher cần tích cực, năng nổ học hỏi những kỹ năng cũng như kiến thức thực tế cho sự phát triển sự nghiệp.
Hiện nay,nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi đến xuất sắc nhưng chỉ vậy thôi là không đủ, bạn cần có những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để giúp bạn cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.
Quan tâm và hòa nhập với mọi người
Với tư cách là một fresher, chuyên tâm làm việc thôi là chưa đủ nếu muốn phát triển trong sự nghiệp. Thêm vào đó các fresher cần biết cách hòa nhập và gắn kết với đồng nghiệp.
Vì vậy, hãy luôn luôn tươi cười, thể hiện thái độ lạc quan và quan tâm tới các đồng nghiệp xung quanh để có thể phá đi bức tường rào cản khoảng cách giữa mọi người với nhau.
Hành động này sẽ giúp mỗi ngày làm việc của Fresher trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn, dẫn đến công việc cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Tính sáng tạo
Các fresher cần luôn luôn tự chủ động trong công việc và có thể sáng tạo trong việc đưa ra những biện pháp ý tưởng cũng như các kế hoạch mang tính đột phá cao nếu muốn chứng minh năng lực của bản thân và sự công nhận từ mọi người.
Hơn thế nữa, với vai trò của Fresher, hãy luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, năng động. Ngoài ra, hãy chủ động học hỏi, khám phá và hòa nhập cùng mọi người để có thể được học hỏi thêm nhiều kiến thức cũng như niềm vui trong công việc.
Năng động, hăng hái
Fresher và Intern thông thường là những người trẻ và năng động. Ưu điểm của các nhân viên này là sự năng nổ hăng hái tham gia vào các hoạt động của công ty, đặc biệt là các sự kiện gắn kết mọi người của doanh nghiệp như du lịch, liên hoan hay sôi động hơn là team building, v.v.
Vì hầu như doanh nghiệp nào cũng có những hoạt động này nên hãy cố gắng tận dụng để bản thân có thể tiếp xúc nhiều nhất với mọi người nơi công sở.
Đọc thêm: Thực Tập là Gì? Sinh Viên Cần Biết Điều Gì Để Thực Tập Hiệu Quả?
Fresher và Intern khác nhau
Để hiểu rõ hơn về những điểm khác nhau của Intern và Fresher, Kabala Career đã tổng hợp một số thông tin chi tiết ở dưới đây:
Fresher là các bạn sinh viên hoàn thành chương trình đại học và ứng tuyển vào các vị trí đúng với chuyên môn, mong đợi thời cơ áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, phát triển bản thân.
Internship chỉ những bạn sinh viên còn đang học đảm nhận vị trí thực tập sinh trong doanh nghiệp để tìm hiểu thêm về các công việc nhưng chưa cần phải áp dụng kiến thức chuyên môn quá sâu vào thực tế.
Tuy nhiên, để có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa Intern và Fresher, thì cần xem xét thêm các yếu tố dưới đây:
- Trình độ chuyên môn: Tất nhiên trình độ của Fresher luôn cao hơn Intern dù ít hay nhiều. Đó là bởi vì Intern không nhất thiết là các sinh viên đã tốt nghiệp.
- Chế độ lương thưởng: Hiển nhiên, các bạn Fresher là những nhân viên chính thức của công ty, chính vì thế mà mức lương, thưởng cũng như các chính sách phúc lợi xã hội mà các nhân viên chính thức được hưởng thì họ cũng được cung cấp tương đương.
- Trách nhiệm công việc: hầu hết trong mọi nhiệm vụ, Fresher đều có deadline cho mình, ngược lại Intern thì có thể thoải mái hơn là có hoặc không.
Kết luận
Kabala Career đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về Fresher là gì và các vấn đề liên quan như sự khác nhau giữa Fresher và Intern. Hy vọng với những kiến thức mà Kabala Career cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc của Fresher và chúc các bạn sinh viên mới ra trường có thể tìm cho mình một môi trường làm việc phù hợp.
Theo dõi Kabala Career để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Fresher Là Gì? Phân Biệt Fresher Và Intern
Nguồn: glints.com