Giải mã những lầm tưởng về multitasking

Multitasking (làm nhiều việc cùng lúc) có thật sự tốt cho công việc của bạn; hay chỉ là lầm tưởng của mỗi người? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn vấn đề này, hãy dành khoảng 3 phút để giải mã điều này của Kabala Career trong bài viết sau nhé.

Với mong muốn gia tăng hiệu suất làm việc, nhiều người trong chúng ta thường tận dụng một khoảng thời gian để làm nhiều việc. Thói quen này được gọi là multitasking và nó thường ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Việc giải mã những lầm tưởng về multitasking sẽ giúp bạn chủ động cân bằng thời gian và công việc tốt hơn.

Hãy bắt đầu điều này với…

Lầm tưởng 01: Multitasking thật ra có thể trở thành một thói quen khó bỏ

Bạn mở máy tính và ngay lập tức bật thật nhiều tab; cả công việc và kênh giải trí cùng một lúc. Ngay khi nhận cuộc gọi từ khách hàng, bạn vẫn nhìn màn hình; ghi chép những ý chính từ chiếc mail sếp gửi. Sau khi kết thúc cuộc gọi; bạn vội viết email phản hồi nhưng não bộ suy nghĩ về cuộc gọi vừa rồi. 

Chuỗi hành động nói trên được lập lại nhiều lần trong ngày và vô tình trở thành thói quen khó bỏ. Điều này dĩ nhiên không hề tốt cho công việc vì não bộ con người không hề đa nhiệm. Những lầm tưởng về việc làm nhiều việc một lúc giúp giải quyết nhiều việc; chính là vấn đề do con người tạo nên.

Ngay khi bạn cố gắng dành sự tập trung cao cho các công việc này cùng một thời điểm; thì não bộ cũng sẽ phản hồi bằng cách từ chối tiếp nhận thông tin. Đó là lý do sau một ngày bận rộn, nhiều người vẫn thường than vãn: “Làm việc cả ngày mà sao lại có cảm giác chưa làm được gì?”.

Lầm tưởng 02: Ảo tưởng về sức mạnh của multitasking

Theo nhà nghiên cứu Zhen Wang, multitasking chỉ giúp con người đạt được cảm giác thoả mãn với công việc; chứ không hề giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Việc dành quá nhiều sức lực cho nhiều công việc khác nhau chỉ khiến não bộ của bạn mệt mỏi hơn; hiệu suất công việc lại không cao.

Do đó, thay vì tốn nhiều thời gian để làm nhiều việc không có kết quả, bạn hãy dành thời gian này cho một công việc; để não bộ ở trạng thái “Deep work – làm việc sâu”. Đây là phương pháp được đánh giá cao trong thời đại công nghệ số dễ dàng chi phối và tác động bạn mỗi phút.

Clifford Nass – nhà nghiên cứu tại Stanford, từng lầm tưởng sức mạnh multitasking có thể giúp bộ não con người lọc nhanh thông tin; chuyển đổi nhanh các công việc; và tạo nên bộ nhớ lớn. Nhưng sau nghiên cứu, ông đã nhận ra chúng không hề tốt như vậy. Vì một khi ép não bộ làm việc quá sức những phản ứng tiêu cực sẽ hình thành.

Lầm tưởng 03: Multitasking giúp tăng khả năng sáng tạo của bạn

Sai lầm cuối mà nhiều người làm nhiều việc một lúc chính là nghĩ rằng cách làm này vô cùng sáng tạo; hay giúp khơi nguồn sáng tạo hiệu quả. Multitasking không hề giúp ích cho công việc sáng tạo, bạn nhé! Hãy nhớ chia sẻ này của Kabala Career.

Việc não bộ phải liên tục “nhảy” qua lại giữa các công việc sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động. Điều này đã được chứng minh trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm: khi giải quyết các vấn đề toán học phức tạp; học sinh bị chậm hơn 40% khi được yêu cầu tạm dừng tính toán để chuyển sang nhiệm vụ khác.

Thêm một tin xấu cho bạn: người làm nhiều việc một lúc có khả năng mắc lỗi cao hơn; ghi nhớ kém hơn và mất nhiều thời gian để hoàn thành một việc hơn, so với người làm việc sâu. (báo cáo từ đại học Stanford).

Phương pháp kiểm soát multitasking là bạn nhận thức được điều này ở bản thân sớm nhất có thể. Từ đó, quản lý khối lượng công việc bằng cách giảm thiểu hoặc sắp xếp chúng khoa học hơn. Sau tất cả những điều này, bạn sẽ thấy mình đang làm việc hiệu quả; ít căng thẳng và vẫn còn năng lượng đến cuối ngày. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Kabala Career có thể giúp bạn loại bỏ thói quen multitasking; nâng cao hiệu suất công việc. Đừng quên ghé Blog của chúng mình để cập nhật liên tục những hướng dẫn làm việc hiệu quả và sáng tạo bạn nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Tany


Giải mã những lầm tưởng về multitasking
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)