Trong thế giới sôi động của ngành công nghiệp game, người tạo ra các chuyển động tinh tế và sáng tạo cho nhân vật, vật phẩm và môi trường trong game đã trở thành “nhà điêu khắc” trong thế giới ảo. Họ được gọi là game animator, người góp phần mang đến những trải nghiệm chơi game hấp dẫn. Để hiểu hơn về công việc này, mời bạn cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Game animator là ai?
Animation là gì? Animation trong game được hiểu là việc tạo ra chuyển động cho các đối tượng đồ họa.
Game animator hay họa sĩ diễn hoạt là một chuyên gia hoạt hình trong ngành công nghiệp game. Game animator đảm nhiệm vai trò tạo ra các hoạt hình cho các nhân vật, vật phẩm, môi trường và các yếu tố khác trong trò chơi nhằm mang đến trải nghiệm hấp dẫn và thú vị cho người chơi.
Hoạt hình trong trò chơi điện tử bao gồm hai loại là 2D và 3D. Khi đó, công việc cụ thể của một game animator cũng có thể được chia ra thành 2D game animator và 3D game animator.
Các phần mềm chuyên dụng được các game animator sử dụng trong quá trình làm việc có thể kể đến như:
- Maya
- Unreal Engine
- Unity
- Motionbuilder
- 3DS Max
- Vicon Blade
2. Game animator làm gì?
Yếu tố hoạt hình trong trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo nên trải nghiệm chơi thú vị và hấp dẫn hơn cho người chơi. Điều này cũng đồng nghĩa, trách nhiệm của một game animator không hề nhỏ. Vậy game animator làm gì?
Hoạ sĩ diễn hoạt thường làm việc chặt chẽ với game programmer và game designer từ việc thiết kế chuyển động ban đầu cho nhân vật và các ràng buộc kỹ thuật cho đến việc lập kế hoạch và triển khai hoạt ảnh cuối cùng.
Do tính chất chu kỳ trong các chuyển động của nhân vật, game animator cũng duy trì các thư viện lớn chứa những chuyển động này để sử dụng lại cho từng nhân vật.
Dưới đây là vai trò và trách nhiệm cụ thể của game animator trong ngành công nghiệp game:
- Sử dụng các nguyên tắc cơ bản về hoạt hình để tạo ra các chuyển động trong trò chơi.
- Phối hợp làm việc với game designer nhằm tạo ra lối chơi hấp dẫn, thu hút với người chơi.
- Thiết kế hệ thống hoạt hình với các thành viên trong team gameplay.
- Phối hợp và mô tả rõ ràng chuyển động trực tiếp.
- Chỉnh sửa và làm rõ ràng dữ liệu được lưu trữ chuyển động.
- Làm việc với các bộ phận khác nhằm nâng cấp yếu tố trực quan của nhân vật.
- Phối hợp với các animator và nhà dựng phim khác để thiết lập cả tính năng chính và tính năng phụ của nhân vật trong game.
- Tham gia đóng góp quy trình và hệ thống hiệu quả trong team animation.
Đọc thêm: Gamer Là Gì? Làm Game Thủ Có Tương Lai Không?
3. Yêu cầu cần có của một game animator
Để trở thành một game animator bạn cần đáp những yêu cầu cơ bản dưới đây:
- Khả năng nghệ thuật, bao gồm kỹ năng vẽ và bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng qua một chuyển động của nhân vật, có nhận thức và cảm giác của chuyển động theo thời gian.
- Hiểu về cách các chuyển động sẽ xuất hiện như thế nào khi chơi trong ngữ cảnh của game.
- Biết cách sử dụng các công cụ, và phần mềm chuyên dụng để tạo ra các chuyển động, hoạt ảnh.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, chia sẻ và đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm.
- Làm việc nghiêm túc theo kế hoạch, và kỹ năng quản lý thời gian tốt.
4. Những điều cần biết để trở thành một game animator chuyên nghiệp
4.1. Trang bị đầy đủ kiến thức
Chắc chắn rồi, dù bạn muốn theo đuổi bất kỳ nghề nghiệp nào, việc học tập và trau dồi kiến thức rất quan trọng. Để trở thành một game animator chuyên nghiệp, bạn cần nỗ lực trang bị kiến thức.
Hiện nay, dưới sự phát triển của internet bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nguồn tài liệu học tập trực tuyến hữu ích.
4.2. Thực hành thường xuyên
Để nâng cấp kỹ năng và kiến thức của bản thân, bạn cần thực hành một cách thường xuyên.
Kỳ vọng của người dùng với các trò chơi điện tử ngày càng tăng, bên cạnh đó, những kỹ thuật, phương pháp và công nghệ mới liên tục thay đổi, điều này đòi hỏi một game animator cần không ngừng cập nhật thông tin mới.
4.3. Làm rõ những lầm tưởng
Một lầm tưởng thường gặp trong lĩnh vực là một game animator cần phải thành thạo kỹ năng hoạt hình 2D. Khi xem hậu trường của các bộ phim hoạt hình, bạn sẽ thấy bảng phân cảnh, thiết kế nhân vật, tư thế và nét mặt, khi đó, có thể hiểu bạn cần các kỹ năng này cho hoạt hình 3D. Hiện nay, dễ dàng để phác thảo trực tiếp một ý tưởng thành 3D.
Điều này không có nghĩa là kỹ năng vẽ 2D không được sử dụng nữa, một số game animator vẫn sử dụng kỹ thuật này để nháp ý tưởng nhanh chóng để thảo luận với team về cái mà họ đang làm. Nó cũng có thể tạo thành các hoạt ảnh 2D trong khi chờ bản dựng cuối cùng. Do đó, mặc dù nó hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết.
Việc làm rõ những lầm tưởng có thể giúp bạn tự tin hơn vào công việc của mình, và tập trung vào việc phát triển các kỹ năng phục vụ hiệu quả cho công việc.
Đọc thêm: Tổng Hợp Các Yếu Tố Và Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ Họa Cho Người Mới Bắt Đầu
4.4. Tạo một hồ sơ tìm việc ấn tượng
Trước khi bắt đầu tìm kiếm một công việc mới, bạn cần tạo một hồ sơ xin việc thật ấn tượng, trong đó, chắc chắn không thể thiếu portfolio – nơi lưu trữ các dự án của bạn. Qua đây, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quan hơn về kỹ năng và trình độ của bạn.
5. Mức lương của game animator
Mức lương của animator 3D khá đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, lĩnh vực hoạt động cụ thể (như game, truyền thông/quảng cáo, v.v.), địa điểm làm việc, v.v.
- Đối với nhân sự có từ 0 – 2 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.
- Đối với nhân sự có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
- Đối với nhân sự cấp cao có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên mức lương có thể dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng.
Đối với mức lương của game designer dao động khoảng 430 triệu đồng/năm (theo thống kê từ Salary Expert). Tuy nhiên mức lương thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Ngành công nghiệp game đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, doanh thu năm 2023 dự kiến đạt 187.7 tỷ USD. Qua đó dự đoán về nhu cầu nhân sự của ngành này trong tương lai sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Mức lương của các vị trí trong ngành cũng rất hấp dẫn, trong đó có game animator.
Bạn có thể tham khảo thêm các vị trí công việc hấp dẫn khác trong ngành công nghiệp game tại blog của Kabala Career.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về công việc game animator mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về game animator là gì, và có thêm nhiều góc nhìn mới về nghề nghiệp thú vị này.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp nhé.
Hành Trang Cần Có Để Trở Thành Một Game Animator Chuyên Nghiệp
Nguồn: glints.com