Học Ngành Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? Top Những Điều Cần Trang Bị Trước Khi Tốt Nghiệp

Luật kinh tế là một ngành học rất hot hiện nay, thu hút sự quan tâm rất lớn của các bạn học sinh cấp 3. Học ngành Luật kinh tế ra làm gì? Cần chuẩn bị gì trước khi tốt nghiệp để nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Luật kinh tế? Đây là những thắc mắc phổ biến của các bạn học sinh sinh viên theo đuổi ngành học này. Trong bài viết dưới đây, Kabala Career sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành học này, cũng như giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan.

Luật kinh tế là ngành gì?

Luật kinh tế học về cái gì? Luật kinh tế là ngành học kết hợp giữa kiến thức ngành luật với lĩnh vực kinh tế, thương mại. Ngành học tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các quy định, chính sách và quy tắc pháp lý để điều chỉnh và quản lý các hoạt động kinh tế.

Luật kinh tế học về cái gì?
Luật kinh tế là ngành gì?

Luật kinh tế liên quan đến các quy tắc và quyền lợi pháp lý trong các lĩnh vực như kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, thương mại quốc tế, v.v. Nó tập trung vào việc đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích của các bên tham gia trong hoạt động kinh tế, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. 

Các chuyên gia Luật kinh tế chịu trách nhiệm áp dụng các quy tắc và quy định pháp lý vào môi trường kinh doanh và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến pháp lý và kinh tế.

Ngành Luật kinh tế tuyển sinh khối nào? Dưới đây là một số khối xét tuyển phổ biến ngành Luật kinh tế: A00; A01; C00; D01.

Vậy học Luật kinh tế ở đâu uy tín? Trong phần dưới đây Kabala Career sẽ gợi ý đến bạn một số trường đại học đào tạo ngành Luật kinh tế uy tín: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Ngoại Thương; Trường Đại học Luật Huế, Trường Đại học Luật Đà Nẵng.

Đọc thêm: Những Ngành Nghề Khối C Có Triển Vọng 

Học Luật kinh tế ra làm gì?

Hiện nay, Luật kinh tế được xem là một trong ngành học cơ hội viết làm lớn nhất.  Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Luật kinh tế có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. 

Học Luật kinh tế ra làm gì? Dưới đây là một số vị trí nghề nghiệp thường được cử nhân ngành Luật kinh tế lựa chọn.

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Nghiên cứu hoặc giảng dạy Luật kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan tại các cơ sở đào tạo.
  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Đảm bảo chính sách của nhà nước và công ước quốc tế có liên quan trong lĩnh vực kinh tế. 
  • Luật sư tư vấn kinh tế. 
  • Chuyên viên pháp lý về sáng kiến chính sách kinh tế. 

Đọc thêm: Học Luật Ra Làm Gì? Tất Tần Tật Về Ngành Học Đặc Thù Ở Việt Nam   

Những điều cần trang bị trước khi ra trường của sinh viên Luật kinh tế

Làm thế nào để  trở thành một ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng dù bạn chỉ là sinh viên mới ra trường. Dưới đây một số hành trang cần chuẩn bị dành cho sinh viên Luật kinh tế sắp ra trường.

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng là điều đầu tiên Kabala Career muốn chia sẻ đến bạn. Hiện nay, có khá nhiều bạn sinh viên mất định hướng cho tương lai, không biết bản thân thích gì hay muốn làm gì. Hoặc cũng có nhiều trường hợp, các bạn sinh viên quá lý tưởng trong tư duy và hành động, không xác định được khả năng năng của mình. Điều này rất khó để các bạn có thể tìm kiếm công việc phù hợp, dù có tốt nghiệp trường top, GPA cao chót vót, v.v.

Học Luật kinh tế ra trường xin việc ở đâu?
Sinh viên Luật kinh tế cần trang bị kỹ năng gì trước khi tốt nghiệp?

Tích lũy kinh nghiệm thực tế

Kinh nghiệm làm việc thực tế là điều mà mọi sinh viên ngành Luật kinh tế cần tích lũy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn có thể tìm các vị trí thực tập part time tại các công ty để bắt đầu. Ngoài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế bạn sẽ có cơ hội va chạm với môi trường ngay từ sớm và rèn luyện kỹ năng mềm.  

Đọc thêm: Top 7 Các Công Ty Luật Hàng Đầu Việt Nam

Ngoại ngữ

Bất kể bạn học ngành gì ngoại ngữ là điều sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều nguồn tri thức hơn và cơ hội việc làm hấp dẫn hơn.

Trong bối cảnh hội nhập hóa như hiện nay, ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn mở rộng sự nghiệp của mình. Bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia với mức lương và chế độ phúc lợi hấp dẫn. Tại nhiều công ty lớn tại Việt Nam cũng ưu tiên tuyển dụng các ứng viên sở hữu ngoại ngữ, trong đó tối thiểu là tiếng Anh. 

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng mềm nói chung hay kỹ năng giao tiếp nói riêng là điều mà nhiều bạn sinh viên mới ra trường hiện nay còn yếu. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. 

Mức lương ngành Luật kinh tế
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp với các kỹ năng cần thiết

Do đó, ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường các bạn sinh viên cần tích cực trau dồi và rèn luyện kỹ năng mềm thông qua việc tham gia câu lạc bộ, đi làm part time, đi thực tập, v.v.

Kỹ năng đọc và viết

Kỹ năng đọc giúp bạn có thể tiếp cận với nhiều nguồn tri thức khác nhau, đặc biệt với các sinh viên ngành Luật kinh tế thì việc đọc nhiều và am hiểu nhiều kiến thức liên quan. Do đó, với sinh viên ngành Luật kinh tế, kỹ năng đọc được xem là một kỹ năng quan trọng cần được trau dồi. 

Bên cạnh đó, kỹ năng viết cũng rất cần thiết với một cử nhân Luật kinh tế, đặc biệt là khả năng soạn thảo hợp đồng. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Học Luật kinh tế ra làm gì?” mà Kabala Career muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn tìm ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé.


Học Ngành Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? Top Những Điều Cần Trang Bị Trước Khi Tốt Nghiệp
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)