Hội Chứng Peter Pan Là Gì? Lời Giải Cho Những Người Mãi Không Chịu Lớn

Hội chứng Peter Pan là gì? Có thể bạn đã từng bắt gặp, một người bình thường nào đó dù đã trưởng thành nhưng những việc nhỏ nhặt như dọn dẹp phòng hay nấu cơm đều phụ thuộc vào bố mẹ. Đây là một trong những biểu hiện của một hội chứng Peter Pan hay hội chứng Hoàng tử bé mà Kabala Career sẽ chia sẻ đến bạn trong bài viết này.

1. Hội chứng Peter Pan là gì?

Peter Pan syndrome hay hội chứng Hoàng tử bé được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1983 trong cuốn sách “Peter Pan Syndrome: Men Who Have Never Grown Up” của bác sĩ Dan Kiley. 

Theo đó, hội chứng này để cập đến một người dù trưởng thành về tuổi tác lẫn ngoại hình, nhưng tâm lý, nhận thức và cách hành xử giống như trẻ con. Hội chứng Peter Pan được nhiều người đánh giá là nguy hiểm trong các mối quan hệ lẫn xã hội. 

Không chỉ tác động đến nam giới, hội chứng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ giới tính hay nền văn hóa nào. Khi Kiley tập trung nghiên cứu vào nam giới, ông đã phát hiện ra một hội chứng tương tự ở nữ giới có tên là “Wendy syndrome”. 

Nữ giới mắc hội chứng này thường có khả năng kích hoạt Peter Pan trong cuộc sống mà không nhận ra chúng.

peter pan syndrome là gì
Hội chứng Peter Pan và hội cứng Wendy chỉ những người chưa trưởng thành về mặt nhận thức.

2. Dấu hiệu người mắc Peter Pan syndrome

Làm thế nào để nhận ra một người mắc hội chứng Peter Pan? Trong phần dưới đây, Kabala Career chỉ ra những dấu hiệu thường gặp ở kiểu người này.

2.1. Trong công việc

Người mắc hội chứng này thường gặp một số khó khăn trong công việc của mình, chẳng hạn như:

  • Dễ bị sa thải do không có năng lực làm việc, thái độ làm việc kém
  • Không có động lực để tìm kiếm công việc
  • Nhảy việc thường xuyên vì họ cảm thấy chán, căng thẳng, công việc quá nặng nhọc, v.v.
  • Không có khao khát thăng tiến trong công việc
  • Chuyển đổi lĩnh vực liên tục mà không có sự trau dồi về kỹ năng 

2.2. Trong mối quan hệ tình cảm

Trong các mối quan hệ, một người mắc hội chứng Hoàng tử bé có thể dễ dàng được nhận ra bởi một số dấu hiệu như:

  • Họ lười biếng trong việc dọn dẹp và luôn cần đến một sự giúp đỡ của người khác
  • Có xu hướng sống hưởng thụ mà không quan tâm đến tương lai
  • Sống không có kế hoạch
  • Sống thiếu trách nhiệm với người khác
  • Chi tiêu một cách bừa bãi khiến họ dễ mắc vào các rủi ro tài chính
  • Từ chối việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ
  • Sống vô cảm 

Đọc thêm: Cách Từ Bỏ Thói Quen Xấu Để Thành Công Hơn Trong Cuộc Sống

2.3. Một số biểu hiện khác

Khi tiếp xúc với người mắc hội chứng Peter, bạn có thể thấy họ:

  • Rất khó để làm việc chung
  • Thiếu tin cậy
  • Có xu hướng đổ lỗi cho người khác khi việc gì đó thất bại
  • Không có ý thức trong việc phát triển bản thân
  • Sợ đối mặt với đánh giá của người khác
  • Thiếu sự kiên trì
  • Luôn tìm kiếm cơ hội để dựa dẫm vào người khác
  • Không có một kế hoạch cụ thể khi thực hiện công việc
  • Tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm hay khi đối mặt với những tình huống khó khăn

3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng “đứa trẻ đi lạc”

Lý do nào dẫn đến hội chứng này? Hội chứng Peter Pan không thể được chẩn đoán bởi các biện pháp lâm sàng, một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

  • Sự nuông chiều và bảo bọc quá mức của các bậc phụ huynh: Các nhà tâm lý cho rằng, hội chứng Hoàng tử bé có thể là kết quả từ việc cha mẹ bảo bọc con cái một cách thái quá.
  • Đối mặt với sự cô đơn quá lâu: Nhà tâm lý học Humbelina Robles Ortega cho biết, cô đơn có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Bởi những người này thường có xu hướng tìm kiếm ai đó có thể quan tâm và chăm sóc họ. 
  • Rối loạn tính cách
  • Quan điểm về vai trò của giới: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay thậm chí ngày nay vẫn được coi là người đảm nhận các công việc trong gia đình. Điều này dẫn đến những người đàn ông trong gia đình có xu hướng dựa dẫm, “trẻ con” hơn. 
peter pan syndrome causes
Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng Peter Pan.

Đọc thêm: Vấn đề giới trong chọn nghề: Thực trạng và lời khuyên

4. Cách chữa hội chứng Peter Pan

Như Kabala Career đã đề cập trong phần trên hội chứng Hoàng tử bé có tác động tiêu cực đến con người. Bởi vậy, việc chữa trị hội chứng này là một việc làm rất quan trọng. 

4.1. Nếu người khác là Peter Pan

Trước hết, nếu bạn phát hiện một người khác mắc hội chứng này, bạn sẽ làm gì để giúp họ?

Trước hết, bạn cần phải giúp họ nhận thức được rằng bản thân mắc hội chứng này. Tiếp đến, hãy truyền động lực và đặt cho họ những giới hạn để từng bước giúp họ thoát khỏi hội chứng này. Chẳng hạn, thay vì giúp họ giải quyết một bài toán, thì hãy đưa cho họ lý thuyết liên quan để họ từ mày mò và giải quyết chúng. 

4.2. Nếu chính bạn là Peter Pan

Nếu chính bản bạn mắc hội chứng Peter Pan thì phải làm sao? Cũng tương tự như phần trên, trước hết bạn cần phải tự nhận thức ra việc bản thân đang mắc hội chứng Hoàng tử bé. Hy vọng rằng, với danh sách những biểu hiện kể trên có thể giúp bạn xác định chính xác tình trạng của bản thân.

Trị liệu là một hướng tiếp cận đúng đắn dành cho bạn. Các chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn xác định các yếu tố ảnh hưởng và chúng đã ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ hay những cơ hội trong cuộc sống của bạn.

Cách chữa hội chứng Peter Pan
Cách chữa hội chứng Peter Pan?

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về hội chứng Peter Pan mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng Peter Pan là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.


Hội Chứng Peter Pan Là Gì? Lời Giải Cho Những Người Mãi Không Chịu Lớn
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)