Hội Chứng Sợ Điện Thoại: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Telephobia

Việc giữ liên lạc đối với người thân, đồng nghiệp và bạn bè là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, đối với một số người việc thực hiện gọi điện thoại là một trải nghiệm căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và né tránh. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của người mắc phải chứng telephobia.

Vậy hội chứng sợ điện thoại là gì? Biểu hiện ra sao? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Kabala Career điểm qua bài viết sau đây để trả lời những thắc mắc này nhé!

1. Telephobia là gì?

Nếu bạn đang cảm thấy bản thân lo lắng tột độ trước và sau khi sử dụng điện thoại thì bạn thực sự có thể đã mắc hội chứng telephobia. Đây được coi là một trong số những bệnh lý thuộc nhóm rối loạn lo âu xã hội, trạng thái lo lắng và sợ hãi vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân. 

Những người mắc phải hội chứng telephobia thường có xu hướng lo lắng, bất an, sợ hãi, khó chịu và đau khổ khi phải liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên hội chứng này không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị, người bệnh chỉ cảm thấy hoảng loạn hoặc lo lắng khi trò chuyện qua điện thoại, còn những mục đích khác thì không bị ảnh hưởng.

Đọc thêm: Phobia Là Gì? Các Hội Chứng Ám Ảnh Sợ Hãi Thường Gặp

2. Triệu chứng của hội chứng sợ điện thoại

Một số triệu chứng cảm xúc phổ biến của chứng lo lắng khi nghe điện thoại như:

  • Tránh việc gọi điện thoại hoặc để người khác gọi điện thoại cho mình
  • Lo lắng, lưỡng lự trong việc trả lời các cuộc gọi điện thoại
  • Sợ tiếng chuông điện thoại
  • Cảm thấy bị ám ảnh sau các cuộc gọi
  • Bản thân cảm thấy căng thẳng về việc làm bản thân bị xấu hổ
  • Lo lắng khi làm phiền người khác
  • Lo lắng về những gì mà bản thân sẽ nói khi sử dụng điện thoại.

Một số triệu chứng thể chất khi sợ điện thoại, cụ thể:

  • Nhịp tim tăng
  • Cảm giác buồn nôn, khó thở
  • Căng cơ, chóng mặt
  • Khó tập trung.

Việc cảm bản thân sợ hãi khi nhận các cuộc gọi điện thoại sẽ làm gián đoạn cuộc sống cá nhân và công việc của bạn. Mặc dù việc trả lời điện thoại và thực hiện cuộc gọi là hành động đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được nhưng nếu mắc chứng sợ điện thoại, nỗi lo lắng có thể rất kinh hoàng.

Có thể nói đây đặc biệt là nỗi ám ảnh với những người hướng nội làm công việc của người hướng ngoại.

hội chứng sợ nghe điện thoại
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ nghe điện thoại.

3. Nguyên nhân mắc hội chứng Telephobia 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc phải hội chứng telephobia, cụ thể:

3.1. Không biết người kia đang nghĩ gì?

Theo một thống kê mới nhất, hơn 90% giao tiếp là phi ngôn ngữ, điều này có nghĩa từ ngữ chỉ là một phần nhỏ trong việc truyền đạt. Phần lớn mọi người sẽ giao tiếp với nhau thông qua nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, hành động, cử chỉ nếu đang nói chuyện trực tiếp. 

Khi trò chuyện qua điện thoại, bạn có thể nghe được giọng nói của đối phương, ngoài ra không có bất cứ thông tin nào khác, do đó bạn không thể biết được người kia đang nghĩ gì. Vậy nên bạn cảm thấy hoang mang, lo lắng khi nghe điện thoại.

3.2. Bị áp lực về thời gian

Với một số người, nghe điện thoại là một lựa chọn rất đáng sợ hơn là nhắn tin. Trong trường hợp giao tiếp bằng văn bản, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và sắp xếp trước khi nhấn nút gửi.

Thực tế việc thực hiện một cuộc gọi lại mất nhiều thời gian hơn một tin nhắn. Và điều này khiến bạn lo lắng rằng việc gọi cho người kia có thể làm phiền đến họ, làm gián đoạn bữa ăn, thời gian riêng tư, v.v. Do đó, người gọi cảm thấy thời gian bị gấp rút và buộc họ phải nghe miễn cưỡng.

3.3. Cảm thấy như đang bị đánh giá

Nếu bạn đã từng thực hiện các cuộc gọi điện thoại trong văn phòng chắc rằng bạn sẽ biết được cảm giác kỳ lạ, áp lực khi bản thân trở thành tâm điểm chú ý.

Nếu nói chuyện trực tiếp, bạn có thể đưa mắt nhìn ra cửa sổ hoặc kiểm tra thông báo cuộc gọi nhỡ, điều này giúp cho cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên, bớt căng thẳng hơn. 

Tuy nhiên, trong cuộc gọi khi không có sự phân tâm bên ngoài, bạn có thể cảm thấy bản thân bị chú ý, đây là điều khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn và mất tập trung khi thực hiện các cuộc điện thoại. 

4. Cách khắc phục nỗi sợ điện thoại

Sau đây là một số cách giúp khắc phục nỗi sợ điện thoại mà bạn nên tham khảo để giúp bản thân cải thiện hiệu suất công việc, cụ thể:

4.1. Luyện tập thường xuyên

Một trong những cách hiệu quả giúp bạn vượt qua hội chứng sợ nghe điện thoại là tiếp xúc với nó hàng ngày, cách làm này sẽ giúp cho nỗi sợ của bản trở nên nhẹ nhàng hơn. Thực hành càng nhiều bạn sẽ cảm thấy bản thân bớt lo lắng và tự tin hơn. 

Hãy để bản thân trả lời điện thoại nhiều hơn, cách làm này sẽ giúp bạn có được sự tự tin cần thiết để duy trì một cuộc trò chuyện hiệu quả. Tùy vào mức độ lo lắng của bản thân để đưa ra những chiến thuật hiệu quả, giúp hội chứng sợ gọi điện thoại được khắc phục triệt để. 

Nếu cảm thấy khó nói chuyện, hãy bắt đầu bằng các cuộc gọi cho người thân của mình, cụ thể:

  • Gọi điện cho bạn thân, đồng nghiệp thân thiết hoặc các thành viên trong gia đình để hỏi một câu hỏi đơn giản
  • Gọi điện cho đồng nghiệp để hỏi về vấn đề liên quan đến công việc
  • Gọi điện cho bạn bè hoặc người thân để thỏa thuận về một vấn đề nào đó
  • Gọi điện cho bạn cũ để trò chuyện.

Bạn cũng có thể luyện tập gọi điện thoại bằng cách trò chuyện với những người mà bạn không biết, cụ thể như:

  • Gọi điện đến số dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Gọi điện đến quán ăn, nhà hàng để đặt đồ ăn
  • Gọi điện để đặt chỗ ở tại khách sạn hoặc nhà hàng.

Trên đây là những cách bắt đầu để luyện tập trò chuyện qua điện thoại, giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên khi thực hiện.

hội chứng sợ tiếng chuông điện thoại
Cách giảm thiểu sự nghiêm trọng của hội chứng sợ nói chuyện điện thoại.

4.2. Chuẩn bị điều cần nói

Khi nói chuyện điện thoại bạn có thể sẽ bối rối và quên những điều mình cần nói. Do đó, bạn có thể chuẩn bị trước thực hiện cuộc gọi.

  • Hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì quan trọng mà bạn sẽ nói, hãy liệt kê ra giấy hoặc trong đầu.
  • Viết ghi chú trước và sau cuộc gọi điện thoại sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nếu đó là cuộc gọi với khách hàng hoặc đối tác tiềm năng.

Mặc dù viết một kịch bản cuộc gọi ra giấy sẽ giúp cho quá trình trò chuyện diễn được trau chuốt, nhưng sẽ đem lại những hạn chế nhất định về việc kết nối và tương tác cá nhân. Nếu bạn quá chú tâm khi nói sẽ khiến cho việc tương tác và trò chuyện trở nên thiếu tự tin.

Hơn nữa, không phải lúc nào cuộc trò chuyện cũng diễn ra theo đúng kịch bản. Vì vậy bạn cần tập trung để xử lý các trường hợp hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình gọi điện.

Đọc thêm: Cách Gọi Điện Chăm Sóc Khách Hàng & Các Kịch Bản Bạn Nên Tham Khảo

4.3. Đánh lừa bộ não

Một trong những cách khắc phục hội chứng sợ điện thoại hiệu quả là đánh lừa bộ não rằng cuộc trò chuyện đang diễn ra kịch tính và phấn khích. Theo một nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Sinh lý học Hoa Kỳ, những người mắc hội chứng telephobia thường nghĩ rằng bản thân rất phấn khích, hứng thú khi gọi điện, điều này cũng giúp họ cảm thấy đỡ sợ và thực hiện cuộc gọi tốt hơn so với những người luôn cố gắng giữ bình tĩnh.

Để đánh lừa được bộ não, bạn có thể tự nhũ rằng “Tôi rất hứng thú với cuộc trò chuyện này”, hoặc “Hãy vui vẻ lên nào”.

4.4. Hãy mỉm cười

Những người mắc phải hội chứng telephobia thường có giọng nói run, khó thở hoặc thậm chí là nói lắp khi giao tiếp, điều này có thể xảy ra khi bạn lo lắng. Trong quá trình giao tiếp bằng điện thoại giọng nói chính là yếu tố cần thiết để tạo ấn tượng tốt đối với người nghe.

Vậy nên hãy thử mỉm cười trước khi thực hiện các cuộc gọi, mặc dù nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người thực sự có thể nghe thấy nụ cười của bạn.

Điều này sẽ phần nào giúp bạn truyền đạt được cảm giác dễ chịu cho người đang trò chuyện cùng mình, từ đó giúp bản thân nói chuyện lưu loát, tạo được ấn tượng tốt. Đây cũng là cách giúp bạn tự tin hơn trong suốt quá trình trò chuyện.

4.5. Hít thở đều

Sức khỏe và tinh thần là yếu tố quan trọng giúp bạn khắc phục được chứng sợ điện thoại. Vậy nên hãy hiện thực hít thở thật sâu và điều chỉnh tốc độ thở của mình trước khi thực hiện các cuộc gọi, cách làm này sẽ giúp cho nhịp tim và nhịp thở đều hơn, phần nào giúp bạn giảm đi cảm giác căng thẳng, bồn chồn và lo lắng của bản thân. 

Hãy thử các hoạt động sau:

  • Hít thở sâu: Trước khi bắt đầu cuộc gọi hãy tập hít thở thật sâu
  • Thiền: Tham gia buổi thiền có hướng dẫn của giáo viên hoặc tự thiền từ 15 – 30 phút để giúp bản thân ổn định, vững vàng khi thực hiện cuộc gọi
  • Hãy tưởng tượng bản thân khi thực hiện cuộc gọi thành công
  • Tránh suy nghĩ quá nhiều: Nếu cuộc gọi của bạn bị từ chối, bạn đừng overthinking mà hãy nghĩ theo hướng tích cực bởi có nhiều lý do khác nhau.
  • Tự thưởng cho chính mình: Sau khi thực hiện cuộc gọi điện thành công hãy thưởng cho bản thân một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

4.6. Kết hợp phương pháp giao tiếp không giọng nói

Ngoài trao đổi qua điện thoại bạn có thể kết hợp với nhiều phương thức giao tiếp khác như tin nhắn, email, trò chuyện trên web, v.v. Những cách làm này sẽ giúp bạn dễ dàng suy ngẫm những điều cần nói trước phản hồi cho đối phương.

Đọc thêm: Những Thói Quen Xấu Trong Giao Tiếp Và Cách Khắc Phục

Lời kết

Hội chứng sợ điện thoại có thể khắc phục được nếu bạn áp dụng những cách trên. Nếu bạn cảm thấy nỗi sợ hãi điện thoại của bạn đang khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo sợ, v.v, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn sức khỏe sớm nhất. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về hội chứng sợ điện thoại. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này. 


Hội Chứng Sợ Điện Thoại: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Telephobia
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)