Host Là Nghề Gì? Giải Đáp Tất Cả Thắc Mắc Về Nghề Host

Host là một thuật ngữ khá phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, và nghề này ngày càng được nhiều người biết đến và lựa chọn hơn. Vậy nghề host là là gì? Làm cách nào để có thể trở thành host, hãy cùng đọc bài viết dưới để tìm hiểu nhé. 

Host là nghề gì? 

Host là nghề gì? Ở đây, chúng ta có thể chia host thành 2 nhóm ngành nghề chính:

  • TV host: TV host là những người đóng vai trò dẫn dắt một chương trình từ khi mở đầu đến khi kết thúc. TV host có vai trò tương tự như các MC truyền hình với nhiệm vụ phát biểu trước khán giả các thông tin, nội dung trong chương trình. Ngoài ra, họ còn là những người kết nối các khách mời, diễn giả với các khán giả trong trường quay hoặc đang theo dõi chương trình bằng khả năng dẫn dắt, sự khéo léo và tinh tế của mình.
  • Host là chủ homestay, khách sạn có cơ sở lưu trú đăng ký trên AirBnB. Ngoài ra, host còn chỉ những người phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng. Họ có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn. Ở vị trí này, host sẽ là những người mang lại ấn tượng đầu tiên về doanh nghiệp cho khách hàng và họ cũng sẽ đảm nhận vai trò là người tiếp nhận, xử lý các vấn đề của khách hàng sớm nhất. 
Host chương trình sẽ đảm nhiệm công việc liên quan đến dẫn chương trình
Host chương trình sẽ đảm nhiệm công việc liên quan đến dẫn chương trình

Mô tả công việc của nghề host 

Công việc của host dẫn chương trình 

Host của một chương trình thường đảm nhiệm phần công việc liên quan đến dẫn chương trình. Tùy vào nội dung và kịch bản chương trình, các host sẽ có nhiệm vụ như là những người mở đầu chương trình, giới thiệu các khách mời, diễn giả, người chơi tham gia chương trình, phổ biến luật chơi, trò chuyện, kết nối với khách mời và công bố kết quả cuối cùng cũng như kết chương trình. 

Một số TV host nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến như MC Trấn Thành, ca sỹ Ngô Kiến Huy, Khánh Vy, v.v.

Công việc của host khách sạn, chủ nhà 

Công việc chính của host/hostess chính là đón tiếp khách hàng đến khách sạn, nhà hàng. Trong đó các công việc cụ thể chính là: chào đón khách hàng ngay khi khách hàng đến nhà hàng, khách sạn, v.v. Kiểm tra lại thông tin đặt hàng của khách hàng trên hệ thống và hướng dẫn khách nhận phòng, nhận bàn, v.v.

Ngoài ra, host/hostess còn cần đón nhận các yêu cầu, phản ánh của khách hàng để đưa ra những phương án giải quyết phù hợp nhất.

Thêm vào đó, là những người ở vị trí đón tiếp khách hàng nên host cần chú ý đến cách bài trí sắp xếp của khách sạn, nhà hàng. Họ cần đảm bảo khu vực đón tiếp khách hàng luôn sạch sẽ và có vẻ ngoài chỉn chu nhất. Khi đó, khách hàng mới có ấn tượng tốt đẹp về nơi mà họ sẽ dừng chân trong thời gian tới. 

Công việc chính của host chính là đón tiếp khách hàng
Công việc chính của host chính là đón tiếp khách hàng

Đọc thêm: Butler Là Gì? Công Việc Quản Gia Cao Cấp Trong Các Khách Sạn 5 Sao

Host là nghề gì ở Nhật Bản? 

Hostclub là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở Nhật Bản ra đời vào năm 1995. Đây là những quán rượu kết hợp với vũ trường dành riêng cho đối tượng khách hàng phụ nữ – những người có nhu cầu uống rượu, học khiêu vũ, trò chuyện cùng các host là nam giới. 

Nhiệm vụ chính của host ở các hostclub sẽ là trò chuyện, uống rượu, hát karaoke, nhảy, v.v, cùng khách hàng tuy nhiên cả host và khách hàng không được phép cung cấp dịch vụ tình dục. Ngoài ra, các host còn có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng bên ngoài nếu cả hai có nhu cầu.

Các host tại hostclub cần có khuôn mặt ưa nhìn, và lối trò chuyện thân thiện niềm nở khi đón tiếp khách hàng. Ngoài ra, các host cũng cần tuân theo những quy định về việc tiếp khách tại hostclub. 

Yếu tố của các host thành công

Kỹ năng của host khách sạn

Các vị trí host/hostess thường không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm ở các vị trí fresher/junior. Tuy nhiên ở các vị trí executive hay senior, bạn cần phải có những kinh nghiệm liên quan. 

Nhìn chung, để có thể trở thành host/hostess khách sạn, bạn cần phải có:

  • Ngoại hình: Vì host/hostess là những gương mặt đại diện cho các khách sạn, nhà hàng, v.v, vì vậy yếu tố ngoại hình thường được đặt lên hàng đầu. Một số tiêu chuẩn của host/hostess tại Việt Nam là: Nữ khoảng 1m55 trở lên, nam là 1m7, có gương mặt sáng, giọng nói dễ nghe, v.v. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Host/hostess là những người gặp gỡ, trao đổi thông tin với khách hàng, vì vậy họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Ngoại ngữ: Yêu cầu về ngoại ngữ thường là một yêu cầu bắt buộc đối với host/hostess vì vị trí công việc này thường phải tiếp xúc, đón tiếp và phục vụ người nước ngoài.

Kỹ năng của host dẫn chương trình 

Những người dẫn chương trình trò chuyện thành công cần có những kỹ năng sau:

  • Tự tin: TV host thường phải xuất hiện trước khán giả trực tiếp vì vậy họ phải tự tin trình bày, trò chuyện trước máy quay và trên sóng trực tiếp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng để trở thành một TV host. Các nhân vật và khách mời trong chương trình truyền hình thường thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp, cung cấp các nội dung giải trí và thảo luận về các sự kiện hiện tại vì vậy họ phải có khả năng giao tiếp rõ ràng cũng như có hiểu biết về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Thuyết trình trước đám đông: Ngoài những kỹ năng giao tiếp cơ bản, TV host cũng phải là những người thuyết trình trước đám đông xuất sắc. Họ cần phải nói một cách rõ ràng, rành mạch và lôi cuốn.
  • Kỹ năng lắng nghe: Người dẫn chương trình cần có kỹ năng lắng nghe và hiểu những nội dung mà khách mời chia sẻ để có thể đưa ra phản hồi tương ứng và tiếp tục trò chuyện với khách mời để dẫn dắt câu chuyện. 
  • Sự linh hoạt: Người dẫn chương trình thường lên kế hoạch trước cho các câu hỏi phỏng vấn và các cuộc trò chuyện, nhưng họ cần sự linh hoạt để ứng biến trong suốt chương trình. Sự linh hoạt có thể giúp người dẫn chương trình nhanh chóng thích nghi và suy nghĩ các phương án phù hợp khi các cuộc trò chuyện thay đổi.
Một host chương trình cần có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt
Một host chương trình cần có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt.

Thu nhập của nghề host là gì? 

Lương host và hostess khách sạn

Tại Hoa Kỳ, với những host là chủ nhà, chủ khách sạn, họ có thể kiếm trung bình 26.207 đô la một năm hoặc 12.6 đô mỗi giờ. Vị trí địa lý sẽ có ảnh hưởng khá nhiều đến thu nhập của host, chẳng hạn như ở những địa điểm du lịch, những nơi kinh tế phát triển và tập trung đông dân cư, host có thể kiếm được tới 33.000 đô la mỗi năm.

Tuy nhiên nếu host làm việc tại những nơi kém nổi tiếng và thưa thớt hơn, họ chỉ có thể mang về khoảng 20.000 đô la. 

Đọc thêm: Bellman Là Gì? Bellman Khách Sạn: Chuyện Chưa Kể

Lương TV host

Mức lương của TV host ở Mỹ dao động từ 31.457 đô la đến 722.498 đô la mỗi năm, với mức lương trung bình là 152.818 đô la. Nhìn chung, nghề TV host có mức lương khá cao so với host và hostess khách sạn.

Lời kết 

Qua bài viết trên Kabala Career hi vọng đã giúp các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc về nghề host cũng như các câu hỏi liên quan. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì đừng quên để lại một like, bình luận, chia sẻ cho Kabala Career nhé.


Host Là Nghề Gì? Giải Đáp Tất Cả Thắc Mắc Về Nghề Host
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)