Marketing Specialist là gì? Để trở thành một Marketing Specialist cần trang bị những kiến thức gì? Để giải đáp tất cả những thắc mắc về vị trí công việc này, mời bạn cùng Kabala Career tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing Specialist là gì?
Marketing Specialist hay chuyên viên Marketing là một người có thể thiết kế, sáng tạo và bao quát một dự án Marketing. Thông thường, một chuyên viên Marketing sẽ chuyên môn một vào một kênh truyền thông nhất định như email, social media, Digital, hoặc lĩnh vực sản phẩm.
Công việc của một Marketing Specialist
Công việc của một Marketing Specialist bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng để giúp tổ chức thiết lập chiến lược Marketing, đưa ra lời khuyên để tiếp cận đến thị trường mục tiêu một cách tốt nhất.
Tùy thuộc vào vai trò, chuyên viên Marketing cũng có thể cùng kết hợp tổ chức sự kiện, hội nghị.
Nhiệm vụ của một Marketing Specialist có thể bao gồm các công việc như dưới đây:
- Phát triển, thực thi và theo dõi các chương trình Marketing như email, truyền thông mạng xã hội, chiến dịch Digital.
- Kết hợp cùng với team in – house để phát triển và kiểm soát đổi mới chiến lược Marketing
- Phân tích và báo cáo performance và hiệu quả chiến dịch
- Đánh giá thị trường, phân tích xu hướng để xác định cơ hội Marketing cho doanh nghiệp
- Phát triển và tạo nguyên liệu cho hoạt động Marketing
- Viết, hiệu chỉnh nội dung sáng tạo và kỹ thuật nội dung qua các phương tiện truyền thông khác nhau
- Làm việc với team out – sources, agency, nhà bán để thực hiện các chương trình Marketing
Đọc thêm: Creative Là Gì? Chi Tiết Công Việc Và Các Vị Trí Creative Marketing
3 kỹ năng cần có của một chuyên viên Marketing
Để trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần trang bị 3 kỹ năng cơ bản dưới đây:
Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Trong quá trình phát triển một chương trình Marketing việc những ý tưởng mới mẻ được đưa ra là điều hết sức cần thiết, bởi những ý tưởng độc đáo sẽ giúp kế hoạch Marketing dễ dàng hiện thực mục tiêu đã đề ra, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, khi triển khai triển khai chương trình Marketing, chuyên viên Marketing sẽ cần theo sát nhằm đánh giá hiệu quả quá trình và phát hiện ra những vấn đề phát sinh nhằm đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Kỹ năng giao tiếp
Việc một chuyên viên Marketing sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ dễ dàng trao đổi ý tưởng với đồng nghiệp, khách hàng. Điều này không chỉ giúp họ nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp họ thuận lợi xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.
Làm việc dưới áp lực
Có khả năng làm việc trong môi trường áp lực là yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên khi ứng tuyển vị trí Marketing Specialist.
Trong một vài thời điểm nhất định khối lượng có thể cao hơn bình thường, do đó việc kiểm soát và làm việc dưới áp lực tốt sẽ giúp các Marketing Specialist xử lý hiệu quả khối lượng công việc này.
Marketing Specialist cần trang bị kiến thức gì?
Một Marketing Specialist sẽ cần phải trang bị những kiến thức gì? Như Kabala Career vừa chia sẻ ở trên một chuyên viên Marketing có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau. Đồng thời Marketing cũng là một lĩnh vực tương đối rộng, để thực hiện tốt công việc của mình một Marketing Specialist sẽ cần trang bị các kiến thức cơ bản dưới đây.
SEO
SEO hay Search Engine Optimization đây là một kiến thức quan trọng mà một Marketing Specialist cần trang bị, đặc biệt là các bạn có mong muốn trở thành một Digital Marketing Specialist. Việc tối ưu công cụ tìm kiếm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lượt truy cập website và tỷ lệ chuyển đội.
Marketing Specialist cần hiểu các kiến thức cơ bản SEO như: SEO on – page, SEO off – page.
Marketing mạng xã hội
Social media Marketing là một hoạt động được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay, bởi những hiệu quả mà hình thức này mang lại cho doanh nghiệp.
Bởi vậy, ngay từ khi làm công việc của marketing executive cho đến vị trí Marketing Specialist, chúng ta không thể không trang bị các kiến thức căn bản về social media Marketing, cách triển khai một chiến lược Marketing trên mạng xã hội hiệu quả, hiểu biết về các chỉ số đo lường (lượt tương tác, lượt tiếp cận, lượt xem, v.v.) và biết cách phân tích chúng, v.v.
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo là một hình thức tiếp cận công chúng mục tiêu được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Do đó, một Marketing Specialist cần hiểu cơ bản về quảng cáo, các chỉ số đo lường hiệu quả (CPM, CPP, CPC, v.v.), hoặc hơn nữa là biết cách thực hiện một chiến dịch quảng cáo online (nếu có thể) v.v.
Việc trang bị kiến thức cơ bản về quảng cáo sẽ giúp Marketing Specialist có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, hoặc khi làm việc với Digital Marketing Specialist trong việc xây dựng kế hoạch quảng cáo online.
Đọc thêm: Marketing intern là gì?
Email Marketing
Email Marketing là một hình thức Marketing hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng mục tiêu. Do đó, một chuyên viên Marketing cần có hiểu biết về email Marketing như cách thức xây dựng và triển khai kế hoạch email Marketing, hiểu về các chỉ số đo lường hiệu quả (tỷ lệ mở, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi, v.v), cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động email Marketing như (mailchimp, GetResponse, v.v.), v.v.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Làm Email Marketing Đạt Hiệu Quả Cao
Triển vọng việc làm và thăng tiến của Digital Marketing Specialist
Trong bối cảnh số hóa như hiện nay, Digital Marketing Specialist là vị trí đóng vai trò hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp. Vậy Digital Marketing Specialist là gì?
Triển vọng việc làm và cơ hội thăng tiến của ngành nghề này như thế nào, cùng Kabala Career tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Triển vọng việc làm
Digital Marketing Specialist có thể lựa chọn làm việc tại Agency hoặc Client side với nhiều vị trí khác nhau như SEO Specialist, Digital Marketing Analyst, Performance Marketing Specialist, v.v. Tại mỗi nơi làm việc sẽ có một sự khác nhau cơ bản về đặc thù, khối lượng công việc.
Thăng tiến trong công việc
- Tại Digital Agency
Lộ trình phát triển cơ bản của một Digital marketer tại một Digital agency có thể được thể hiện như dưới đây:
Digital Marketing intern => Digital Marketing Specialist hay Digital account Executive => Digital account Manager => Digital Director.
Để làm việc ở vị trí Digital Marketing Specialist yêu cầu ứng viên phải có ít nhất một năm kinh nghiệm trong ngành.
Trong những năm tiếp theo, Digital account Executive có cơ hội được thăng tiến lên vị trí Digital account Manager, Digital Marketing Specialist được thăng tiến lên vị trí lead team hoặc quản lý team junior Specialist. Khi đã có khoảng 8 – 10 năm kinh nghiệm họ sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị Director hoặc Head of Digital.
- Tại Client side
Lộ trình phát triển cơ bản của một Digital marketer tại Client side có thể được thể hiện như dưới đây:
Digital Marketing Intern => Digital Marketing Executive hay Digital Marketing Specialist => Digital Marketing Manager => Digital Marketing Director => Chief Marketing officer.
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ performance cá nhân tới kỳ vọng trong công việc và chính sách của công ty. Có thể mất từ 2 – 8 năm để thăng tiến từ vị trí Executive lên Manager và 3 – 7 năm từ Manager lên Director.
Đọc thêm: Lương nhân viên marketing
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Marketing Specialist là gì mà Kabala Career muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vị trí công việc này và cơ hội việc làm, lộ trình thăng tiến của một Digital Marketing Specialist.
Theo dõi Kabala Career để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Marketing Specialist Là Gì? Top 4 Kiến Thức Cần Có Của Marketing Specialist
Nguồn: glints.com