Newbie Là Gì? 3 Bài Học “Nằm Lòng” Dành Cho Newbie

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “newbie” trong các cuộc trò chuyện thường ngày. Vậy bạn có biết chính xác ý nghĩa của newbie là gì không? Dấu hiệu nào để nhận biết một newbie?

Trên thực tế, newbie là một thuật ngữ phổ biến để chỉ người mới vào nghề hoặc mới bắt đầu học một lĩnh vực mới. Trong bài viết này, Kabala Career sẽ giúp bạn hiểu hơn về newbie và những khía cạnh thú vị xung quanh thuật ngữ này.

Newbie là gì?

Newbie là gì? Đây là một khái niệm được sử dụng hết sức phổ biến dùng để chỉ những người mới bắt đầu. Chẳng hạn, nếu bạn mới tập viết content, bạn sẽ được gọi là một newbie content writer, hoặc nếu bạn là một người mới tập thiết kế thì bạn được xem là một newbie designer, v.v.

Mặc dù khái niệm này đã được hình thành từ khá sớm, tuy nhiên mãi đến những năm cuối thế kỷ XX thuật ngữ này mới ngày càng trở nên phổ biến.

người mới là gì
Newbie được hiểu như thế nào?

Bên cạnh newbie, chúng ta còn có một số thuật ngữ khác dùng để chỉ các cấp độ hiểu biết/kinh nghiệm của một người trong lĩnh vực như: fresher (beginner, starter, newbie), junior, senior.

Dấu hiệu nhận biết một newbie

Đâu là dấu hiệu của một người mới bắt đầu – newbie, cùng tìm hiểu nhé.

  • Thiếu tự tin trong việc áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào thực tế. Họ còn lo lắng và sợ mắc sai lầm.
  • Cần hướng dẫn chi tiết về những khía cạnh cơ bản của công việc hoặc lĩnh vực mà họ mới bắt đầu.
  • Có xu hướng làm theo chỉ dẫn từ người khác để hoàn thành nhiệm vụ, chứ không tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, họ cần thời gian và kinh nghiệm để phát triển khả năng này.
  • Không có kỹ năng xử lý tình huống, do đó, thường gặp khó khăn trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc không đạt kết quả như mong đợi. 
  • Thiếu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà họ mới tham gia.

Những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất chung và không áp dụng cho tất cả các trường hợp newbie. 

Đọc thêm: Vượt Qua Tâm Lý Tự Ti Để Trở Thành Phiên Bản Tốt Hơn

3 bài học nằm lòng dành cho newbie

Mỗi chúng ta đều phải trải qua giai đoạn newbie, và cần thời gian để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Do vậy, đừng quá lo lắng khi mọi thứ quá mới với bạn, thay vào đó hãy nỗ lực học hỏi và phát triển từng ngày nhé.

Dưới đây là 3 bài học nằm lòng dành cho người mới bắt đầu:

Không ngại đặt câu hỏi

Đừng ngại hỏi khi bạn chưa rõ, hoặc không biết về một lĩnh vực nào đó. Đây là cách làm hiệu quả giúp newbie có thể học hỏi và tích lũy kiến thức về lĩnh vực của mình. 

Khi là một người mới bắt đầu, bạn hãy cố gắng tìm cho mình những mentor giỏi (họ là người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi) để nhờ sự hỗ trợ của họ trong giai đoạn đầu tiên này. 

thế nào là một newbie
Bài học nằm lòng dành cho người mới bắt đầu

Kỹ năng đặt câu hỏi cũng là một điều mà một newbie cần cân nhắc, bạn cần biết cách đưa câu hỏi đúng trọng tâm, dễ hiểu, không bị lan man.

Chủ động tìm hiểu

Việc chủ động tìm hiểu và học hỏi kiến thức, kỹ năng mới là điều luôn được khuyến khích khi bạn là một newbie. Kiến thức không tự nhiên có trong đầu bạn mà cần phải trải qua quá trình tìm tòi, khám phá. 

Khi bạn chủ động tìm hiểu một vấn đề, bạn sẽ hiểu và ghi nhớ lâu hơn những kiến thức mà mình có được.  Bên cạnh đó, những phần chưa hiểu bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của mentor, hay người có kinh nghiệm giải thích cho mình.

Hãy nhớ rằng: “The more that you read, the more things you will know. The more that you learn, the more places you’ll go”Dr. Seuss (tạm dịch là “Bạn càng đọc nhiều, bạn sẽ càng biết nhiều, bạn càng học nhiều, bạn càng đi nhiều”)

Đọc thêm: Đi Đâu Để Tìm Cho Mình Một Mentor? 

Trách nhiệm trong công việc

Chủ động xử lý và có trách nhiệm với công việc của mình là điều mà một newbie nên ghi nhớ. Đừng suy nghĩ rằng, vì tôi là người mới nên tôi không thể giải quyết được công việc này, hay tôi cần sự trợ giúp để giải quyết công việc này, v.v. Những suy nghĩ ỷ nại này của bạn sẽ khiến bạn không thể phát triển được. 

Thay vào đó, bạn hãy có trách nhiệm với công việc của mình bằng cách chủ động tìm kiếm hướng giải quyết, trong trường hợp không thể tự mình xử lý bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ những người xung quanh (điều này không đồng nghĩa với việc, nhiệm vụ vừa được giao đến, bạn đã ngay lập tức chạy đi hỏi người khác).

Tìm việc làm cho newbie ở đâu?

Newbie có thể tìm việc ở đâu? Hiện nay có khá nhiều các công việc mở ra các newbie như vị trí thực tập, công việc dành cho fresher, chương trình MT, v.v. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các công việc này trên các website tuyển dụng như LinkedIn, Kabala Career, Vietnamwork, v.v hoặc kênh tuyển dụng chính thức của các công ty.

fresher là gì
Địa chỉ tìm việc làm tốt nhất dành cho newbie

Đọc thêm: Tổng Hợp Việc Làm Cho Fresher, Sinh Viên Mới Ra Trường Chưa Có Kinh Nghiệm

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Newbie là gì? 3 bài học “nằm lòng” dành cho người mới” mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như giúp bạn trở thành một newbie có giá trị.

Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận của mình để mọi người và Kabala Career cùng biết nhé.


Newbie Là Gì? 3 Bài Học “Nằm Lòng” Dành Cho Newbie
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)