Ngành Kiến Trúc Học Gì? Mách Bạn Những Funfact Của Dân Kiến Trúc

Ngành kiến trúc là gì? Sinh viên kiến trúc học gì? Bạn đã biết gì về những “góc khuất” của dân kiến trúc? Để giải đáp những thắc mắc này của mình, mời bạn cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Ngành kiến trúc là gì?

Ngành kiến trúc là ngành học đặc thù nằm ở giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, và quản lý các công trình kiến trúc.

Ngành kiến trúc tiếng Anh là gì? Theo đó, ngành học này trong tiếng Anh được gọi là Architecture.

2. Ngành kiến trúc học gì?

Sinh viên theo học ngành này được đào tạo và giảng dạy đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật, chẳng hạn như công tác quy hoạch và thiết kế đô thị, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc, v.v.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, v.v. Qua đó, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ đầy đủ các yêu cầu của thị trường lao động. 

Các ngành kiến trúc còn bao gồm các chuyên ngành như:

  • Ngành kiến trúc đô thị
  • Ngành kiến trúc cảnh quan
  • Ngành kiến trúc nội thất
nganh kien truc hoc gi mach ban nhung funfact cua dan kien truc 65c95c8a156a8

3. Ngành kiến trúc thi khối nào? 

Tùy vào từng cơ sở đào tạo, tổ hợp xét tuyển của ngành có thể khác nhau. Do đó, học sinh cần tìm hiểu kỹ càng về trường đại học mà mình đặt nguyện vọng.

Một số tổ hợp xét tuyển ngành học này thường thấy bao gồm: A00; D01; V00; V02; H01; H02.

4. Các trường đào tạo ngành kiến trúc

Ngành kiến trúc học trường nào? Ngành kiến trúc học trường nào ở TP HCMDưới đây là danh sách các đơn vị đào tạo ngành kiến trúc uy tín tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Đà Nẵng, Hồ Chí Minh)
  • Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  •  Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Văn Lang
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường Đại học Duy Tân

Ngoài việc theo học tại các cơ sở đào tạo trong nước, bạn có thể tham khảo các chương trình du học ngành Kiến trúc tại các trường đại học uy tín trên thế giới.

5. Học ngành kiến trúc ra trường làm gì?

Theo dự báo, kiến trúc là một trong những ngành thu hút nhân lực nhiều nhất với khoảng 10.800 lao động/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2013 – 2015 và kéo dài đến 2020 – 2025. 

Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao, điều này cho thấy nhu cầu nhân lực ngành này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Do đó, bạn có thể giảm bớt phần nào áp lực về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành học này. 

ngành kiến trúc học trường nào
Ngành kiến trúc học trường nào và ra làm nghề gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc có thể làm gì? Dưới đây là gợi ý một số công việc mà sinh viên kiến trúc có thể lựa chọn: 

  • Kiến trúc sư
  • Giám sát thi công, giám sát công trình
  • Kiến trúc sư thiết kế cảnh quan
  • Chuyên gia tư vấn và cung cấp các giải pháp kiến trúc, xây dựng
  • Giảng viên đào tạo tại các cơ sở đào tạo

Mức lương lương ngành kiến trúc có cao không? Theo đó, đối với các vị trí tập sự/fresher mức lương dao động khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên từ 10 – 15 triệu đồng/tháng

Mức lương trung bình của vị trí này dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng đối với các ứng viên có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, mức lương thực tế sẽ được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, số lượng dự án đảm nhận, tính chất công việc cụ thể, v.v. 

6. Ai phù hợp học ngành kiến trúc?

  • Năng khiếu vẽ, óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo tốt: Để trúng tuyển vào ngành kiến trúc, các bạn học sinh cần vượt qua bài năng khiếu Vẽ. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình học và làm việc, đây là những yếu tố quan trọng và thiết yếu để bạn tạo ra những công trình ấn tượng.
  • Đam mê lĩnh vực nghệ thuật, thích quan sát, tìm tòi và học hỏi: Để phát triển các kỹ năng của mình, bạn cần không ngừng học hỏi, tìm tòi và trang bị thêm kiến thức và kỹ năng mới cho mình. Nhờ đó, bạn mới có thể cập nhật và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường. 
  • Khả năng tính toán tốt: Là một kiến trúc sư, bạn không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình mà cần cân nhắc đến tiêu chí kinh tế. Do vậy, khả năng tính toán tốt sẽ giúp bạn tối ưu các chi phí không cần thiết.
  • Khả năng chịu đựng áp lực công việc tốt: Ngoài áp lực từ khối lượng công việc, kiến trúc sư còn có thể đối mặt với áp lực từ những yêu cầu của khách hàng. Bạn biết đấy, yêu cầu của mỗi khách hàng là khác nhau, và không phải lúc nào cũng đơn giản. Do đó, kiến trúc sư cần có kỹ năng giao tiếp và chịu áp lực công việc tốt để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

7. Fun fact của dân học kiến trúc

Dưới đây là một vài “góc khuất” về ngành kiến trúc nói chung và kiến trúc sư nói riêng:

  • Áp lực của kiến trúc sư không chỉ đến từ công việc, khách hàng mà còn đến từ những người hàng xóm thân thiết.
  • Mẫu thiết kế trên giấy một kiểu nhưng khách hàng làm một kiểu khác.
  • Bỏ bao nhiêu công sức để ra một bản thiết kế, gia chủ đem chia sẻ cho cả xóm cùng làm.
  • Thời gian ở với đồ án còn nhiều hơn ở với người yêu.
  • Thời gian làm việc chủ yếu vào ban đêm, và rạng sáng vì không gian yên tĩnh. 
các ngành kiến trúc
Những điều có thể bạn chưa biết về các ngành kiến trúc và người làm kiến trúc.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ngành kiến trúc mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành kiến trúc là gì, và có thêm nhiều góc nhìn thú vị về ngành học này.

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết.


Ngành Kiến Trúc Học Gì? Mách Bạn Những Funfact Của Dân Kiến Trúc
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)