Ngành Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Tố Chất Cần Có Của Sinh Viên Ngành Quản Lý Giáo Dục

Giáo dục là một lĩnh vực luôn nhận sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Từ khi nước nhà giành được độc lập đến nay, Đảng và Bác Hồ đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi đây là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.”

Có thể nói, tầm quan trọng của giáo dục trong quá trình phát triển của đất nước là rất lớn. Trong bài viết này, Kabala Career sẽ chia sẻ đến bạn một ngành học đặc biệt, góp phần đào tạo ra đội ngũ chuyên gia quản lý giáo dục chất lượng – ngành quản lý giáo dục. Vậy ngành quản lý giáo dục là gì? Ai phù hợp để theo học ngành học này? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ngành quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là ngành học nghiên cứu và ứng dụng các nguyên tắc, kỹ năng và phương pháp mới trong quản lý và điều hành hệ thống giáo dục. 

Vai trò ngành quản lý giáo dục để làm gì? Có thể nói, ngành học này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, giúp đảm bảo hoạt động giáo dục diễn ra suôn sẻ và phát triển theo hướng tích cực. 

Ngành quản lý giáo dục đào tạo ra các chuyên gia quản lý giáo dục có kiến thức, và kỹ năng chuyên môn vững vàng có khả năng tổ chức, quản lý và điều hành hệ thống giáo dục hiệu quả.

2. Yêu cầu cần có của người học ngành quản lý giáo dục là gì?

Mỗi ngành học sẽ phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Vậy, ai phù hợp để theo học ngành quản lý giáo dục? Dưới đây là một vài gợi ý một số yêu cầu cần có của một sinh viên ngành quản lý giáo dục:

ngành quản lý giáo dục
Tính cách, phẩm chất sẽ hợp làm ngành quản lý giáo dục là gì?

Đọc thêm: Kỹ Năng Sư Phạm: Thứ Không Phải Người Dạy Học Nào Cũng Có

3. Ngành quản lý giáo dục học gì?

Sinh viên ngành quản lý giáo dục được đào tạo và giảng dạy đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu như xử lý thông tin, quản lý hồ sơ, v.v.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về văn hóa học đường, tâm lý giáo dục, cũng như các kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự thay đổi của môi trường, xã hội.

4. Học ngành quản lý giáo dục ở đâu?

Ngành quản lý giáo dục đang được đào tạo tại các trường đại học sau:

  • Học viện Quản lý giáo dục
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Vinh
  • Trường Đại học Quy nhơn
  • Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sài Gòn

Mỗi đơn vị có thể có những điểm khác biệt trong chương trình đào tạo, tuy nhiên đều hướng đến mục đích đào tạo ra đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Do đó, hãy tìm hiểu và lựa chọn một môi trường học tập phù hợp nhất với bản thân.

5. Học quản lý giáo dục ra trường làm gì?

Học ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc không? Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục có thể làm gì? Cùng Kabala Career khám phá những nghề nghiệp mà các cử nhân ngành học này có thể theo đuổi nhé.

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
  • Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất
  • Chuyên viên quản lý học sinh
  • Chuyên viên quản lý đào tạo
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa – giáo dục
  • Nhân viên hành chính nhân sự
  • Tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan giáo dục và đào tạo tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc trường học
  • Giảng viên đào tạo các ngành/chuyên ngành liên quan
  • Nhân viên tư vấn tuyển sinh 
  • Phóng viên, biên tập viên trong lĩnh vực giáo dục

Qua đây có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành học này khá đa dạng. Sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nhà nước, hoặc các đơn vị tư nhân với các vị trí phù hợp nhất ngành học và mong muốn của bản thân.

Ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc
Ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc? Có thể thấy, có rất nhiều cơ hội việc làm đa dạng trong ngành này.

6. Mức lương ngành quản lý giáo dục có cao không?

Mức lương nhân sự ngành quản lý giáo dục cao không? Theo đó, đối với các vị trí thuộc cơ quan nhà nước, mức lương được tính dựa trên công thức: lương cơ sở x hệ số lương tương ứng. 

Đối với các vị trí tại đơn vị tư nhân mức lương có thể cao hơn. Theo đó, mức lương của các vị trí này phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, vị trí công tác cụ thể, tính chất công việc, v.v.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ngành quản lý giáo dục mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành quản lý giáo dục là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về ngành học đặc biệt này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.


Ngành Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Tố Chất Cần Có Của Sinh Viên Ngành Quản Lý Giáo Dục
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)