
Mỗi nét tính cách riêng lại hình thành một cá thể khác biệt. Với Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs, có 16 kiểu người bạn có thể biết qua những hành vi, suy nghĩ khác nhau.
Trong những nhóm tính cách đó, ESFJ đã gây không ít hiếu kì cho những tài năng thiên bẩm họ có. Vậy bạn có phải một ESFJ hay không? Cùng tìm hiểu với Kabala Career nhé!
Tính cách ESFJ là gì?
Nhìn chung, ESFJ là những người hướng ngoại, sống thiên về cảm xúc và có quy luật. Nhóm tính cách ESFJ chiếm 12% dân số thế giới.

1. Trong trắc nghiệm tâm lý MBTI
Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indication), hay còn được viết tắt là MBTI, là trắc nghiệm 16 tính cách được tin dùng trên toàn thế giới.
Đây là phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lí, tính cách của một người qua những đáp án mà người đó chọn cho những câu hỏi được đặt ra.
ESFJ là một trong 16 phân loại tính cách trong loạt trắc nghiệm này. Dưới đây là cách giải thích chung nếu bạn chưa biết ESFJ nghĩa là gì:
- Extraversion: Xu hướng hướng ngoại, giàu năng lượng xã hội, thích gắn kết với nhiều người xung quanh.
- Sensing: Dùng cảm nhận nhiều hơn trực giác, tập trung vào chi tiết nhỏ nhiều hơn so với toàn cảnh, chú tâm vào những gì ở hiện tại hơn là những điều có thể xảy ra trong tương lai.
- Feeling: Quyết định dựa trên cảm xúc, giá trị cá nhân, trạng thái tình cảm hơn so với các quy luật logic hoặc yếu tố khách quan.
- Judgement: Những người đánh giá theo nguyên tắc và dự đoán của mình, hay lập kế hoạch và làm theo kế hoạch thay vì quyết định tự phát.
Các ESFJ thường được gọi với những cái tên như: The Caregiver (Người Quan Tâm), The Consul (Người Lãnh Sự), The Provider (Người Cung Cấp).

2. Phân biệt ESFJ-A, ESFJ-T?
Sau khi làm bài trắc nghiệm tính cách, bạn có thể thấy kết quả còn được phân ra thành các loại nhỏ hơn như: ESFJ A, ESFJ T… Vậy chúng mang hàm nghĩa gì?
Ngoài tâm trí, năng lượng, bản chất, và chiến thuật, các tính cách còn được phân loại theo nhận dạng (Identity). Đây là mức độ bạn nhận thức và sự tự tin vào quyết định và năng lực của bản thân, bao gồm chữ cái A- Assertive (quyết đoán) và T- Turbulent (bất ổn).
Cách phân biệt này được trang web 16personalities tạo ra và tuyên truyền rộng rãi, chứ thực chất không nằm trong bài trắc nghiệm tính cách tâm lý chính thức của Myers-Briggs.
Đặc điểm tính cách
Nhiệt tình, có tâm và dễ hợp tác là những tính từ cơ bản để nói về tính cách ESFJ. Ngoài ra, họ còn có những điểm mạnh và yếu nhất định.
1. Điểm mạnh
Quan tâm đến người khác
ESFJ nổi tiếng là những người sống tình cảm và rất coi trọng những mối quan hệ cá nhân. Họ được đánh giá là người chân thành, ấm áp bởi họ quan tâm và rất muốn giúp đỡ, phục vụ người khác.
Họ có thể làm hết sức mình để giúp mọi người và cảm thấy hài lòng khi cho đi. Họ đáng tin cậy và rất giỏi chăm sóc người khác, đôi lúc còn xu hướng ưu tiên nhu cầu của người khác hơn của bản thân.
Trung thành, nhạy cảm
ESFJ đề cao sự ổn định nên luôn cố gắng không để những mối quan hệ họ có bị ảnh hưởng. Bởi vậy, họ tìm kiếm sự hài hòa và để tâm đến cảm xúc của người khác. Mẫu người này luôn cẩn thận để không xúc phạm hoặc làm tổn thương bất cứ ai.
Yếu tố này làm cho ESFJ trở thành những người bạn, người yêu, người nhân viên rất trung thành, đáng tin cậy.

Giỏi kết nối mọi người
Một tính cách đáng khen của ESFJ là giỏi làm việc nhóm. Họ thích teamwork để hoàn thành công việc đúng hạn.
Bên cạnh đó, ESFJ giỏi xã giao cũng như biết cách giữ hoà khí giữa một nhóm người chung. Họ có xu hướng tận tâm trong mọi việc họ làm, trong cả công việc và đời sống thường ngày. Bạn hầu như có thể nhận ra ngay ai là ESFJ trong một sự kiện xã hội bởi họ có thể dễ dàng giao tiếp với tất cả mọi người.
Tỉ mỉ, chi tiết
Là những người chú tâm đến các chi tiết dù rất nhỏ nhặt, họ dành nhiều sự quan tâm đến nhiệm vụ và trách nhiệm họ có. ESFJ lao động chăm chỉ, thậm chí hay đặt nhiêm vụ chung lên trên nhu cầu riêng.
Truyền thống, thực tế
Các nhà Lãnh Sự có xu hướng thực tế và nghiêm túc. Họ thường làm việc theo thói quen và lịch trình nhất định để giữ công việc được hiệu quả, bao gồm cả việc chăm sóc người khác.
Bên cạnh đó, họ đề cao cuộc sống thanh bình, an toàn. Họ sống cho hiện tại và không thích những gì thuộc về tương lai quá xa.
2. Điểm yếu
ESFJ tính cách đôi lúc cũng dẫn tới những điểm yếu cần cải thiện.
Quá vị tha
Sự tận tâm và ghét bất hoà của ESFJ làm họ dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. ESFJ cần cẩn thận để không bị người khác lợi dụng hoặc chi phối.
Quá để tâm đến cái nhìn của người ngoài
Những người thuộc nhóm tính cách ESFJ có nhu cầu được công nhận và khen ngợi rất cao. Họ mong muốn được nhìn nhận với những đóng góp của họ, đôi lúc thái quá đến mức tâm trạng họ có thể tụt dốc không phanh chỉ vì một câu chỉ trích.
Bởi vậy, nhiều ESFJ thường bị ám ảnh bởi địa vị xã hội và có thể làm tất cả để nâng cao sức ảnh hưởng và vị thế của họ.

Khó ứng biến kịp thời
Sự coi trọng môi trường an toàn và yếu tố truyền thống khiến ESFJ khó chấp nhận thay đổi và ứng biến với những tình huống bất ngờ.
Hộ cần tư duy sáng tạo hơn để phát triển bản thân và không bỏ lỡ những “cơ hội ngàn năm có một.”
Hay phán xét
Dù tổng thể, những ESFJ khoan dung nhưng lại dễ có định kiến. Như đã nói, họ có hệ thống tư tưởng khá truyền thống và cố định. Do vậy, họ hay đánh giá hành vi hoặc tính cách người khác bằng ấn tượng ban đầu.
Bản chất các ESFJ không tiếp cận thế giới với một tâm hồn hoàn toàn cởi mở.
ESFJ làm nghề gì hợp và không hợp?
1. Nên làm
Tính cách hướng ngoại và đặc điểm thích chăm sóc, giúp đỡ người khác là cơ sở chứng minh ESFJ sẽ phát triển tốt với những nghề nghiệp sau:
- Giáo viên
- Bảo mẫu
- Cố vấn
- Hành chính nhân sự
- Nhân viên công tác xã hội
- Cảnh sát
- Phóng viên
- Giám định
- Chuyên viên thẩm mỹ
- Nhân viên phục vụ, lễ tân khách sạn
- Bác sĩ, y tá
- Trợ lý
- Vật lý trị liệu
- Huấn luyện viên thể hình
- Nhân viên PR, quan hệ công chúng
- Điều phối viên sự kiện
- Chuyên viên tư vấn động sản
- Tư vấn bảo hiểm
- Nhân viên kinh doanh

2. Không nên làm
Mặt khác, ESFJ là những người thiên về cảm xúc, hơi dễ phân tâm, và có phần ngại thay đổi. Những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ có thể sẽ không thật sự hợp với nhóm tính cách này:
- Lập trình viên
- Kỹ sư phần mềm
- Kỹ thuật viên
- Kỹ sư điện, cơ khí
- Luật sư
- Phi công
- Nhân viên ngân hàng
- Luật sư
- Kiểm toán viên
- Biên tập viên
- Nghiên cứu khoa học xã hội…
Mối quan hệ tình cảm, xã hội
Trong mối quan hệ tình cảm, ESFJ luôn nghiêm túc và tìm kiếm sự lâu dài. Họ chung thuỷ và tận tâm. Tuy vậy, họ lại gặp khó khăn để chấp nhận khi một mối quan hệ tan vỡ và có xu hướng đổ lỗi cho bản thân.
Theo phân tích của trắc nghiệm tâm lý MBTI, ESFJ sẽ có xu hướng bị thu hút bởi những người dịu dàng, dễ gần. Họ sẽ là sự kết hợp hoàn hảo với những người thuộc
Mặt khác, ESFJ nên tránh có mối quan hệ tình cảm với INTJ. Nhóm tính cách này thường không thích tiếp xúc xã hội và thích những thứ trừu tượng, hoàn toàn ngược lại với ESFJ.
ENFP Kabala Career. Đừng quên đón đọc các nhóm tính cách MBTI khác cũng như mọi tips bổ ích cùng Kabala Career nhé! Tham khảo: |
Nhóm Tính Cách ESFJ Trong MBTI: Tham Vọng Nhưng Không Tham Lam
Nguồn: glints.com