Ngành Điện tử công nghiệp là gì? Học ngành Điện tử công nghiệp ra làm gì? Mức lương của kỹ sư điện tử cao không? Để giúp bạn hiểu hơn về tiềm năng của ngành học thú vị này, mời bạn cùng Kabala Career khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Ngành Điện tử công nghiệp là gì?
Điện tử công nghiệp là ngành học đào tạo ra các kỹ sư điện tử hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
Kỹ sư Điện tử công nghiệp là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, và quản lý các hệ thống và thiết bị điện tử được sử dụng trong ngành công nghiệp. Công việc của kỹ sư điện tử liên quan đến việc áp dụng các kiến thức về điện tử nhằm tạo ra các sản phẩm, hệ thống, và quy trình có thể tối ưu hóa hiệu suất và an toàn trong môi trường sản xuất và công nghiệp.
Đọc thêm: Bật Mí Nhóm Ngành Công Nghiệp Trọng Điểm Tại Việt Nam
2. Ngành Điện tử công nghiệp học gì?
Sinh viên theo học Điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ các tố chất, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Một số các môn học chuyên ngành quan trọng có thể kể đến như: An toàn lao động; Đo lường điện tử; Điện tử tương tự; Điện tử cơ bản; Kỹ thuật cảm biến; Linh kiện điện tử; Thiết kế mạch điện từ bằng máy tính, v.v.
Đọc thêm: Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông Ra Làm Gì? Top Nghề Nghiệp Phổ Biến Nhất
3. Học ngành Điện tử công nghiệp ở đâu?
Trường nào đào tạo ngành Điện tử công nghiệp? Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật chất lượng mà bạn có thể tham khảo.
Các trường đại học tại Miền Bắc | Các trường đại học tại Miền Trung | Các trường đại học tại Miền Nam |
– Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Trường Đại học Điện Lực – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội – Trường Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông Trường Đại học Mỏ Địa chất – Trường Đại học Thành Đô – Trường Đại học Thủy Lợi – Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định |
– Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Nha Trang – Trường Đại học Quảng Bình |
– Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Sài Gòn – Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UT)Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn – Trường Đại học Đồng Nai – Trường Đại học Cần Thơ – Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI) |
4. Học Điện tử công nghiệp ra trường làm gì?
Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tiếp tục đến năm 2035 ngành công nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
Ngành công nghiệp được quy hoạch tập trung vào 10 ngành, bao gồm: cơ khí, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; hóa chất; điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; thực phẩm, đồ uống; chế biến nông lâm thủy sản; than; điện; dầu khí.
Việt Nam, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đạt trên 40%. Trong 10 năm tới (tính từ năm 2020), dự kiến quy hoạch diện tích đất công nghiệp tăng thêm 115.000 ha, tăng thêm 177 khu công nghiệp.
Qua đây có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với nhóm lao động chất lượng cao được đào tạo bài bản.
Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư Điện tử công nghiệp có thể làm gì? Dưới đây là một số vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận bao gồm:
- Nhân viên bảo trì cơ khí
- Thợ điện bên trong
- Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp
- Kỹ thuật viên cơ khí thang máy
5. Tố chất cần có của một người theo học ngành Điện tử công nghiệp
Mặc dù cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở, nhưng không phải ai cũng thực sự phù hợp với ngành này. Dưới đây là một số đặc điểm cần có ở một người theo học ngành Điện tử công nghiệp.
5.1 Đam mê với công việc
Đam mê với công việc là một yêu cầu trong mọi ngành nghề, Điện tử công nghiệp không phải là ngoại lệ. Niềm đam mê giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn và thử thách trong công việc.
Tính chất công việc ngành Điện tử công nghiệp khá áp lực và vất vả, nếu bạn không có đam mê và khả năng chịu áp lực tốt, bạn khó có thể theo đuổi công việc đến cùng.
Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Khám Phá Đam Mê Nghề nghiệp Của Bạn?
5.2 Ham học hỏi
Trong bất kỳ công việc này, người lao động luôn cần nỗ lực học tập và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân. Người học và làm việc trong lĩnh vực này cần thường xuyên tìm hiểu và mày mò về các trang thiết bị, máy móc, thâm chí lặp đi lặp lại quy trình công nghiệp.
Công nghệ liên tục được thay đổi và nâng cấp, nếu không thường xuyên cập nhật bạn sẽ rất khó mà theo kịp thị trường.
5.3 Sức khỏe tốt
Như đã đề cập ở trên tính chất công việc kỹ sư Điện tử công nghiệp khá vất vả, hoạt động nhiều cả về trí tuệ và chân tay. Do đó, để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả, bạn cần phải có một sức khỏe tốt.
5.4 Tư duy sáng tạo
Sự sáng tạo giúp bạn tư duy và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hiệu quả. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo giúp bạn tìm ra các phương pháp quản lý các hệ thống và Điện tử công nghiệp một cách tối ưu.
Đọc thêm: Người Sáng Tạo Nên Học Ngành Gì? Điểm Danh 10+ Ngành Học Không Thể Bỏ Qua
5.5 Khả năng tập trung tốt
Công việc của một kỹ sư Điện tử công nghiệp điện tử đòi hỏi tính tỉ mỉ và sự tập trung cao độ trong quá trình làm việc, để xử lý công việc hiệu quả và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra do một sơ suất nhỏ.
5.6 Làm việc nhóm tốt
Bên cạnh kỹ năng kỹ thuật, kỹ sư Điện tử công nghiệp cần có khả năng làm việc nhóm để phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với các thành viên khác.
Trong ngành Điện tử công nghiệp, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm một mảng nhỏ và ghép lại với nhau để tạo ra thành quả cuối cùng. Do đó, sở hữu khả năng làm việc nhóm là một yếu tố rất cần thiết đối với vị trí này.
6. Mức lương ngành Điện tử công nghiệp có cao không?
Mức lương ngành Điện tử công nghiệp như thế nào? Theo đó, đối với các kỹ sư ngành Điện tử công nghiệp chưa có kinh nghiệm, mức lương trung bình từ 5 – 8 triệu đồng/tháng.
Đối với các kỹ sư đã có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề có trình độ cao, khả năng ngoại ngữ tốt mức lương lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Có thể nói, mức lương của kỹ sư ngành Điện tử công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, tính chất công việc, v.v.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về ngành Điện tử công nghiệp mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Điện tử công nghiệp là gì, và có thêm nhiều góc nhìn thú vị về ngành nghề này.
Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Những Điều Cần Biết Về Ngành Điện Tử Công Nghiệp
Nguồn: glints.com