Reskilling Là Gì? Liệu Đây Có Phải Xu Hướng Tất Yếu Của Thị Trường Lao Động?

Reskilling là một thuật ngữ hết sức phổ biến trong bối cảnh thị trường và các yêu cầu từ thị trường lao động ngày càng thay đổi. Bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của reskilling là gì và ý nghĩa của thuật ngữ này. Cùng Kabala Career tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nên hiểu reskilling như thế nào? 

Reskilling là gì? Reskilling là viết tắt của từ re – skilling được hiểu đơn giản là đào tạo lại kỹ năng. Điều này có nghĩa là một người học thêm các kỹ năng mới để thay thế cho các kỹ năng đã lỗi thời hoặc không còn phát huy tính hiệu quả nữa. 

Reskilling thường được áp dụng khi công việc của một người không còn phù hợp với sự phát triển của thị trường.

reskilling là gì
Reskilling là đào tạo lại kỹ năng, thay thế kỹ năng đã lỗi thời.

Sự khác nhau giữa reskilling and upskilling là gì? Sự khác nhau cơ bản nhất của hai khái niệm này là mục đích của việc đào tạo. Trong khi reskilling đề cập đến việc đào tạo, và cập nhật các kỹ năng để thế chỗ cho các kỹ năng đã không còn khả dụng. Upskilling thì đề cập đến việc nâng cao kỹ năng hiện có, học các kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu của công việc. 

Đối với người lao động, reskill và upskill lại hai kỹ năng vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc phát triển năng lực và kỹ năng. 

Tại sao cần reskilling?

Reskilling cho phép chủ doanh nghiệp duy trì lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức, và nhiều lý do khác mà họ cần phải thực hiện đạo tạo lại kỹ năng. Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ như AI, tự động hóa, cũng như sự tác động của đại dịch khiến chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về vai trò của người lao động.

Trong những thập kỷ tiếp theo, reskill và upskill sẽ là hai hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Tự động hóa phát triển, sự bất ổn định của nền kinh tế là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong công việc giữa con người và máy móc. Khi đó, máy móc có thể thay thế con người và nhiều công việc mới được ra đời. 

Các nhân viên đã được đào tạo lại sẽ là người đảm nhận vai trò mới này, giúp tổ chức tiết kiệm chi phí, và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

vai trò của reskilling
Reskilling có vai trò quan trọng trong thời đại đầy các yếu tố công nghệ.

The nghiên cứu “Tương lai của người lao động sau đại dịch Covid – 19” được thực hiện bởi MCKinsey cho biết, hàng triệu người lao động sẽ cần học thêm các kỹ năng mới cho công việc hoặc chuyển nghề.

Tác động kinh tế của xu hướng tự động hóa mới là rất lớn. Khi đó, reskilling sẽ giúp người lao động tối thiểu hóa tác động từ vấn đề tài chính và duy trì trạng thái cân bằng của người lao động.

Những lợi ích từ reskilling là gì?

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ việc đào tạo lại nhân viên:

Tiết kiệm chi phí đào tạo và tuyển dụng

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới có thể tiêu tốn một lượng lớn chi phí của doanh nghiệp. 

Khi đó, đào tạo lại nhân viên cũ để họ đảm nhận các vị trí tương đương có thể giúp tiết kiệm 20% chi phí tuyển dụng nhân sự mới.

Giữ chân nhân viên

Con người được xem lại tài sản quan trọng của mọi doanh nghiệp. Một nhân viên làm việc cho một doanh nghiệp lâu năm có thể cung cấp nhiều giá trị về kiến thức và kinh nghiệm giá trị cho tổ chức. Do đó, để mất họ là một tổn thất lớn đối với họ.

Reskilling giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, và tạo cơ hội để họ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến “hậu bối”.

Bên cạnh đó, việc đào tạo lại nhân viên giúp doanh nghiệp hạn chế việc sa thải nhân viên. Chẳng dễ để tìm kiếm một nhân viên tốt, do đó hãy cố gắng để giữ chân họ. 

Đọc thêm: Turnover Rate Là Gì? Cách Tính Tỷ Lệ Nhảy Việc

Công cụ tuyệt vời để di chuyển nội bộ

Không chỉ giúp giữ chân nhân viên, skilling còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa sự cống hiến của nhân viên. Khi đó, nhân viên có thể luân chuyển sang các vị trí mới để tiếp tục làm việc cho tổ chức.

Nâng cao tinh thần làm việc

Reskilling giúp người lao động cảm thấy rằng bản thân họ luôn được trân trọng tại công ty, tổ chức luôn tạo cơ hội để họ phát triển và nâng cao kỹ năng. Nhờ vậy, người lao động sẽ có nhiều tinh thần làm việc hơn, khả năng gắn bó với công ty cũng sẽ lâu hơn. 

Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo/workshop cho nhân viên sẽ giúp xây dựng cái nhìn thiện cảm từ nhân viên hiện tại và tương lai. Đây có thể trở thành một trong những USP của doanh nghiệp trong tuyển dụng.

reskill
Doanh nghiệp nên quan tâm đến vấn đề reskill cho nhân viên.

Mở rộng kỹ năng cho nhân viên

Thông qua reskilling, nhân viên có thể mở rộng các kỹ năng làm việc của mình. Họ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong các vai trò của mình, và giải quyết các công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Reskilling là gì?” mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn thêm nhiều thông tin giá trị và giúp bạn có thể phân biệt rõ ràng giữa reskill và upskill.

Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Kabala Career và mọi người cùng biết nhé.


Reskilling Là Gì? Liệu Đây Có Phải Xu Hướng Tất Yếu Của Thị Trường Lao Động?
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)