Trong quá trình xin việc và làm việc, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp những thuật ngữ như Junior hay Senior để chỉ về trình độ chuyên môn mà công việc ấy yêu cầu.
Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên mới ra trường thì hẳn không ít bạn cảm thấy lạ lẫm với những thuật ngữ này. Thế nên cùng Kabala Career tìm hiểu về các khái niệm Senior, Junior là gì cũng như những yêu cầu đối với các cấp bậc Junior và Senior nhé.
Tìm hiểu về cấp bậc Junior
Junior là gì?
Trong tiếng Anh, từ Junior có nghĩa là “người nhỏ tuổi hơn”, “người ở cấp thấp hơn”. Vì thế trong môi trường làm việc, cấp bậc Junior chỉ những bạn mới bước chân vào nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm, còn non nớt và cần phải học hỏi thêm.
Những bạn khi apply vào vị trí Junior thường có chút ít kiến thức và kinh nghiệm trong công việc, có mục tiêu chính là học hỏi và phát triển. Những nhân viên ở vị trí Junior có khả năng xử lý và xoay sở những vấn đề đơn giản, không cần nhiều kỹ năng phức tạp.
Những doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí ở cấp bậc Junior thường sẽ không yêu cầu bạn dày dặn kinh nghiệm mà chỉ cần có kiến thức căn bản và khả năng học hỏi để trong quá trình làm việc bạn có cơ hội để tìm hiểu và trau dồi thêm.
Nói chung, Junior là người có ít hơn 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trên bất kỳ lĩnh vực nào. Vị trí này thường được giao những nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp hơn để nhờ đó, sau này họ sẽ có thể giải quyết những nhiệm vụ thậm chí còn khó khăn hơn.
Nhân viên Junior sẽ học hỏi kinh nghiệm từ những “tiền bối” đi trước – Đó chính là các Senior, và Junior vẫn có đặc quyền được nhờ sự trợ giúp của cấp trên ở một mức độ nào đó. Dù công việc sẽ được tăng dần mức độ khó nhưng vị trí này vẫn chưa phù hợp với trách nhiệm làm việc trực tiếp với Khách hàng.
Đọc thêm: Tìm hiểu senior manager là gì?
Để trở thành một Junior cần có những kỹ năng gì?
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp khi tuyển dụng công việc ở vị trí Junior thường sẽ không yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đáp ứng một số tiêu chí sau đây để có thể apply vào công việc này:
Kỹ năng thích nghi và học hỏi
Nhà tuyển dụng hay các cấp trên thường đánh giá cao tính chủ động trong công việc của các bạn Junior, bao gồm chủ động trong việc đặt câu hỏi, chủ động nghiên cứu và tìm tòi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của mình mà không cần phải đợi nhắc nhở hoặc “cầm tay chỉ việc”.
Dù cho bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chỉ biết rất ít, nhưng có tinh thần ham học hỏi và cho cấp trên thấy bạn có sự đam mê với công việc cũng sẽ là một điểm cộng rất lớn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Khi bắt đầu quá trình làm việc, với một dự án hay nhiệm vụ nào đó được giao cho cả team, các bạn Junior cần có kỹ năng làm việc nhóm với các thành viên khác để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm ở đây có thể kể đến như khả năng tư duy và trình bày ý kiến đóng góp của mình một cách rõ ràng, kỹ năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các thành viên khác, tinh thần trách nhiệm và hoàn thành công việc đúng deadline, v.v
Kỹ năng đàm phán
Do thiếu kinh nghiệm và sự từng trải nên kỹ năng đàm phán và thương lượng của các bạn Junior thường khá yếu. Việc này sẽ mang lại nhiều thiệt thòi cho các bạn, chẳng hạn như được giao những công việc không phù hợp với khả năng cũng như quỹ thời gian của mình, gây mệt mỏi, chán nản và stress trong quá trình làm việc.
Tìm hiểu thêm về vị trí fresher là gì để xem nó có khác gì với vị trí junior không nhé!
Tìm hiểu về cấp bậc Senior
Senior là gì?
Senior là thuật ngữ chỉ những người đã có kinh nghiệm trong công việc từ 3 – 4 năm trở lên. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn dày dặn kinh nghiệm, có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp một cách độc lập và hiệu quả.
Trước khi trở thành Senior, một người nhân viên đã cần trải qua các giai đoạn từ Intern – Fresher – Junior. Do đó, những nhân viên với vị trí Senior đều là một người “từng trải”, một người cố vấn phù hợp cho các bạn nhân viên newbie.
Để trở thành một Senior cần có những kỹ năng?
Để có thể trở thành một Senior thực thụ, ngoài trình độ chuyên môn cao bạn cần phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Kỹ năng giao tiếp
Senior được xem như là người “Mentor” trong nhóm, giúp truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, training kỹ năng làm việc cho nhân viên mới. Thế nên đối với một Senior, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng.
Một Senior có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho việc truyền đạt dễ hiểu, nâng cao chất lượng training, tránh việc mất thời gian của đôi bên cũng như những hiểu lầm không đáng có.
- Kỹ năng lãnh đạo
Một Senior không chỉ cần làm việc độc lập tốt mà còn cần phải có khả năng lãnh đạo tốt. Khả năng lãnh đạo ở đây gồm kỹ năng quản lý, sắp xếp, phân công công việc, lập kế hoạch, quan sát và đánh giá một cách logic, sắc bén và hợp lý.
- Kỹ năng làm việc nhóm
Cho dù có trình độ cao hơn các bạn khác thì một Senior cũng cần có khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các thành viên khác sao cho linh hoạt và khéo léo.
Khi một Senior vừa có trình độ chuyên môn cao, lại vừa biết cách lắng nghe, không tự cao, biết tiếp thu ý kiến một cách cởi mở và tích cực sẽ càng nhận được sự tôn trọng và nể phục từ những nhân viên khác.
Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Sự khác nhau giữa cấp bậc Senior, Junior là gì?
Sự khác nhau của Junior vs Senior là gì? Bạn có thể phân biệt hai khái niệm này bằng các yếu tố như trình độ chuyên môn, mức thu nhập, và trách nhiệm công việc như bảng dưới đây!
Về trình độ chuyên môn | Về trách nhiệm công việc | Về mức thu nhập | |
Senior | Trình độ cao và kinh nghiệm nhiều nhất | – Đảm đương các công việc quan trọng – Xử lý các vấn đề khó khăn – Chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho người mới – Phát triển bản thân liên tục để không bị đào thải |
Căn cứ vào năng lực cũng như thỏa thuận ban đầu trong buổi phỏng vấn |
Junior | Ít kinh nghiệm hơn và khả năng xử lý công việc hạn chế | – Dành nhiều thời gian học hỏi từ Senior – Xử lý công việc với mức độ từ dễ đến trung bình |
Căn cứ vào năng lực cũng như thỏa thuận ban đầu trong buổi phỏng vấn |
Junior cần mất bao lâu để trở thành Senior?
Thực tế, số năm kinh nghiệm không phải là yếu tố tiên quyết để phân nhóm Fresher, Junior và Senior. Có những người đã đi làm 4 – 5 năm nhưng chỉ làm mãi một công việc đã cũ, không phát triển thêm kỹ năng nào thì cũng khó để phân họ vào nhóm Senior.
Có thể nói, thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên Senior là tùy thuộc ở mỗi cá nhân, dựa vào kỹ năng làm việc, khả năng phát triển và sự cố gắng của mỗi người.
Kết luận
Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn thông tin về khái niệm Senior, Junior là gì, những kỹ năng mà hai cấp bậc Junior và Senior cần có.
Hy vọng rằng với những nội dung mà Kabala Career chia sẻ, các bạn là những sinh viên vừa mới ra trường hoặc còn trong quá trình thực tập có thể định hướng cho mình về những kỹ năng cần trau dồi để khi apply vào công việc mới, bạn có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Senior Là Gì? Junior Là Gì? Phân Biệt Junior Và Senior
Nguồn: glints.com