Tẩy Chay Là Gì? Vấn Nạn Kinh Hoàng Của Mọi Thế Hệ Hiện Nay

Tẩy chay là một trong những thuật ngữ quen thuộc và không còn xa lạ gì với chúng ta. Đây cũng là vấn nạn quen thuộc đang tồn tại trong nhiều doanh nghiệp. Chính sự đố kỵ là nguyên nhân khiến chúng ta bị tổn thương như bạo lực lạnh, bạo lực ngôn từ, v.v, hoặc thậm chí là tẩy chay.

Vậy bạn đã bao giờ vô tình trở thành nạn nhân bị tẩy chay ở công ty chưa? Tẩy chay là gì? Có những giai đoạn nào? Làm gì khi bị tẩy chay? Hãy cùng Kabala Career tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

1. Tẩy chay là gì?

Tẩy chay được hiểu là hành vi cố ý tách đối tượng ra khỏi tập thể. Mục đích của việc tẩy chay là tác động đến tâm lý cảm xúc của người bị cô lập, khiến họ cảm thấy mình cô đơn, lẻ loi, yếu thế hơn những người khác. 

Có thể hiểu đơn giản, tẩy chay được hiểu là sự lờ đi sự tồn tại, xuất hiện của một các nhân hay đối tượng nào đó, và coi họ như không tồn tại. Trong tiếng Anh tẩy chay được gọi “boycott”.

Tẩy chay có nhiều hình thức khác nhau bao gồm nói xấu, chọc phá, phớt lờ, không nói chuyện, không tiếp xúc, tùy vào mức độ và cách thay đổi mà cách thức tẩy chay có thể biến thể và hành động theo nhiều cách khác nhau.

2. Tẩy chay có những giai đoạn nào? 

Theo Giáo sư Kipling D. Williams – một chuyên gia tâm lý tại Đại học Purdue – Mỹ, tẩy chay được chia làm 3 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Bị phớt lờ, bị loại ra khỏi nhóm
  • Giai đoạn 2: Phản ứng của người bị tẩy chay
  • Giai đoạn 3: Cảm giác buông xuôi, từ bỏ ở người bị tẩy chay
văn hóa tẩy chay là gì
Các giai đoạn tẩy chay.

Các giai đoạn này sẽ tương ứng với trạng thái bị tẩy chay của từng cá nhân. Mặc dù diễn biến có thể khác nhau, tuy nhiên nếu bị tẩy chay bạn sẽ phải trải qua những giai đoạn này. Cụ thể:

Giai đoạn 1

Đây là một trong số những hình thức cơ bản và giai đoạn bắt đầu của quá trình tẩy chay. Những người bị tẩy chay sẽ bị những người xung quanh phớt lờ, xem như không tồn tại, bị tách riêng khỏi nhóm.

Sau khi trải qua những hành động này nhiều lần, họ sẽ bắt đầu nhận ra tình trạng tẩy chay đang xảy ra với mình, đây cũng là tiền đề phát triển giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là thời điểm người bị tẩy chay có những phản ứng đặc biệt. Các phản ứng này là những nỗ lực để thu hút sự quan tâm, chú ý về bản thân.

Những người bị tẩy chay luôn cố gắng khẳng định sự tồn tại của bản thân trước đám đông, chấp nhận bản thân bị bắt nạt, chê bai, lăng mạ, miễn sao nhận được sự chú ý của mọi người và được nhắc đến. 

Việc cố gắng hòa nhập và thể hiện bản thân một cách hòa đồng chính là nguyên nhân dẫn đến giai đoạn 3 của quá trình tẩy chay. Đặc biệt, các hành động ngược đãi càng tăng, vượt qua sự chịu đựng của người bị tẩy chay.

Giai đoạn 3

Chính là giai đoạn buông xuôi và từ bỏ của người bị tẩy chay. Đây là lúc họ cảm thấy bất lực, không thể làm gì và cảm giác buồn bã ngày càng tăng, điều này dẫn đến trạng thái trầm cảm và hành động kích động. 

Có thể nói giai đoạn 3 là căng thẳng nhất của quá trình tẩy chay, đây cũng là lúc khiến một người từ bỏ tất cả mọi thứ, kể cả tính mạng của chính mình. 

3. Lý do gì khiến bạn bị tẩy chay?

Nếu một ngày đẹp trời bạn vô tình bị mọi người tẩy chay thì có thể bạn đã vô tình thực hiện một trong số những hành động sau đây:

Khác biệt so với đám đông

Chính sự khác biệt của thân có thể khiến bạn khó hòa nhập với môi trường làm việc của công ty. Điều này vô tình khiến bạn trở thành “kẻ bên lề”, gây cản trở nghiêm trọng trong quá trình giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả nhóm. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đồng nghiệp chán ghét, muốn loại bạn ra khỏi tập thể.

Là “mối nguy” của đồng nghiệp

Tẩy chay cũng có thể hình thành dựa trên sự đố kỵ trong công việc. Nếu đồng nghiệp cảm thấy năng lực của bạn làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của họ thì tẩy chay là cách họ sử dụng để khiến bạn suy sụp, chán nản, nghỉ việc. 

Đắc tội với nhóm đồng nghiệp

Tinh thần làm việc nhóm là điều quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tinh thần đội nhóm cùng phát triển lành mạnh và tích cực. Tình trạng những nhóm đồng nghiệp toxic sẵn sàng tẩy chay bất cứ lúc nào nếu bạn vô tình đắc tội với họ.

Xấu tính, thích chơi trội

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên mà Kabala Career đã chia sẻ, bản thân bạn cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tẩy chay ở đồng nghiệp.

Trong trường hợp bản thân bị cô lập hãy nhìn nhận chính mình, bản thân bạn có xấu tính, có thích chơi trội để nhận được ưu ái từ sếp của mình, hay mắc phải thói hư tật xấu nghiêm trọng nào không. Đây là một trong số những lý do phổ biến khiến đồng nghiệp không thích kết thân, tiếp xúc với bạn.

tác hại của tẩy chay cô lập là gì
Tác hại của việc bị tẩy chay và làm gì để đối phó?

Đọc thêm: Narcissist Là Gì? 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Ái Kỷ

4. Những tác hại của việc bị cô lập

Có thể nói tình trạng tẩy chay, cô lập trong doanh nghiệp chính được coi là hình phạt bức tử tâm hồn của mỗi người. Nó được coi là lãnh cung giam cầm những người yếu thế, khiến bản thân họ bị dày vò trong sự cô đơn, tuyệt vọng. Do đó, hành vi tẩy chay trong doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cụ thể:

Mắc các chứng bệnh tâm lý 

Bản thân bị tẩy chay có thể khiến bạn mắc phải những chấn thương tâm lý nặng nề. Từ đó tạo nên những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, v.v.

Chính những chứng bệnh này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, đem lại cảm giác tự ti, mặc cảm đối với những người có tinh thần không ổn định, thậm chí dẫn đến những hành động tiêu cực như hành hung đồng nghiệp.

Chảy máu chất xám

Trong một số trường hợp người bị tẩy chay không chịu nổi sự ghẻ lạnh, xa lánh của đồng nghiệp có thể đi đến quyết định rời đi. Đây chính là tổn thất nặng nề của doanh nghiệp khi đó là một nhân viên tài năng.

Hành vi tẩy chay không chỉ làm kìm hãm sự phát triển của cá nhân mà còn dẫn đến tình trạng chảy máu chất tan trong doanh nghiệp hiện nay.

Đọc thêm: Chảy Máu Chất Xám Là Gì?

5. Làm gì để thoát khỏi tình trạng tẩy chay, cô lập

Khi bản thân bị tẩy chay nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Dưới đây là một số cách giúp bản thân thoát khỏi tẩy chay, cô lập mà Kabala Career đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn, cụ thể:

  • Tìm hiểu nguyên nhân: Đừng đáp trả khi nhận ra bản thân đang bị đồng nghiệp tẩy chay mà hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân là gì. Đây là cách giúp bạn nhìn nhận vấn đề toàn diện, tránh được tình trạng bốc đồng.
  • Xem lại bản thân: Nếu một người ghét bạn thì nguyên nhân có thể là từ họ, nhưng nếu có quá nhiều người ghét bạn thì hãy tự vấn – xem lại chính bản thân mình. Trường hợp lý do tẩy chay từ bạn hãy trực tiếp trao đổi với đồng nghiệp mình để tháo gỡ những hiềm khích, thay đổi và xin lỗi để bản thân được hoàn thiện hơn. 
  • Tập trung toàn lực vào công việc: Hãy thể hiện năng lực của bản thân, đây chính là cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng tẩy chay, cô lập, giúp bản thân có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp. 
  • Dành thời gian cho bản thân: Những người bị tẩy chay thường có cảm giác ngột ngạt, đơn độc trong công việc và trong cuộc sống. Vì thế để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực hãy dành thời gian cho bản thân thông qua các hoạt động tích cực như thiền, yoga, nghe podcast chữa lành, v.v.

Đọc thêm: Phải Làm Gì Khi Bị Cô Lập Nơi Công Sở?

Lời kết

Để bản thân có thể đối diện với hành vi tẩy chay là điều không dễ dàng, tuy nhiên đây là cơ hội giúp bạn học hỏi, phát triển bản thân. Vậy nên đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Hãy nhớ rằng giá trị của bản thân do chính bạn quyết định, không phụ thuộc vào cảm nhận từ những người khác. 

Trên đây là những chia sẻ của Kabala Career về tẩy chay là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích để đối phó với tình trạng tẩy chay.


Tẩy Chay Là Gì? Vấn Nạn Kinh Hoàng Của Mọi Thế Hệ Hiện Nay
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)