
Có phải bạn đang trong quá trình tìm hiểu các công việc thực tập sinh tại các doanh nghiệp và muốn áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn? Và các chủ đề bạn quan tâm như:
- Thực tập sinh là gì?
- Thực tập sinh là công việc phù hợp với những ai?
- Liệu có cần thiết phải trở thành một thực tập sinh không?
- Và làm sao để trở thành một thực tập sinh tại các doanh nghiệp?
Câu trả lời cho tất cả những vấn đề này sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Cùng Kabala Career tìm hiểu nhé!
Thực tập sinh là gì?
Thực tập sinh là người tham gia chương trình thực tập tại các doanh nghiệp và tổ chức để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Họ đa phần là các sinh viên năm 2, năm 3, sắp hoặc mới ra trường. Tuy không phải là nhân viên chính thức, nhưng họ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để tích lũy kinh nghiệm.

Một số chương trình thực tập tại các công ty sẽ bao gồm tiền lương hoặc khoản trợ cấp. Do đó, các chương trình này sẽ có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi ứng viên tham gia phải có kiến thức nền tảng từ mức khá trở lên.
Sinh viên cao đẳng, đại học hoặc mới tốt nghiệp thường là những đối tượng bắt đầu với tư cách là thực tập sinh để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Các kinh nghiệm khi đi thực tập sẽ giúp ích cho công việc sau này.
Ngoài ra, những người mới chuyển ngành chưa có kinh nghiệm cũng có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh.
Đọc thêm: Phân Biệt Thực Tập, Học Việc, Thử Việc
6 Lợi ích tuyệt vời khi làm thực tập sinh bạn đã biết chưa?

Hiện nay, ngày càng nhiều sinh viên bắt đầu ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh rất sớm, thậm chí từ năm nhất. Vì họ nhận ra những lợi ích không thể phủ nhận của việc thực tập tại các doanh nghiệp. Chẳng hạn:
Trải nghiệm để tìm ra công việc phù hợp với bản thân
Thông thường, ngành học tại các trường cao đẳng và đại học khá rộng. Điều này sẽ giúp cho sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm trong ngành hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn bối rối không biết nên chọn ngành nghề nào để phát triển.
Trở thành một thực tập sinh cho phép bạn tìm hiểu về các yêu cầu công việc và xác định sự phù hợp và đam mê của bạn đối với nghề. Nhờ đó, các bạn sẽ có thể lập kế hoạch để bổ sung những kỹ năng còn thiếu, sẵn sàng cho việc phát triển công việc sau khi tốt nghiệp.
Học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng
Nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên, dù bạn chỉ là sinh viên mới ra trường. Điều đó chứng tỏ bạn cần sớm tích lũy trải nghiệm làm việc thực tế để gây ấn tượng.
Có một số điều mà không trường lớp hay khoá học nào có thể dạy bạn, chúng chỉ có thể được học thông qua thực hành. Chẳng hạn như: Cách giao tiếp với đồng nghiệp, chuẩn bị cho một cuộc họp chuyên môn cần những gì, cách xử lý vấn đề, v.v.
Khi trở thành thực tập sinh, bạn có thể học hỏi những điều ấy thông qua việc chú ý cách những nhân viên khác hoàn thành nhiệm vụ được giao như thế nào, xử lý vấn đề ra sao.
Đừng ngần ngại ứng tuyển làm Thực tập sinh, chỉ sau khoảng 6 tháng bạn sẽ thấy mình khác hẳn đấy!
Đọc thêm: Cách Viết Báo Cáo Thực Tập
“Làm đẹp” cho CV
Lợi thế của việc hoàn thành chương trình thực tập là bạn sẽ có kinh nghiệm làm việc. Sau này, khi đi xin việc chính thức, CV của bạn chắc chắn sẽ nổi bật hơn nhiều so với các bạn cùng lứa chưa từng thực tập sinh tại một công ty cụ thể.
Đây là một điểm cộng đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Và bạn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí với mức lương cao ở những công ty lớn.
Hoàn thiện bản thân từ những góp ý chuyên nghiệp
Thành tích học tập ở trường thường chỉ được đánh giá thông qua điểm số và những bài kiểm tra kiến thức cứng nhắc. Trở thành một thực tập sinh, bạn sẽ nhận được góp ý và lời khuyên từ các anh chị có kinh nghiệm trong nghề.

Họ hiểu biết sâu rộng và có kiến thức chuyên môn vững chắc hơn bạn. Và có lẽ họ cũng đã từng gặp phải những vấn đề bạn đang vướng mắc. Chúng chắc chắn sẽ là những tài sản vô cùng quý giá và cần thiết cho bạn hoàn thiện bản thân.
Tăng thêm thu nhập, nhận thức về giá trị đồng tiền
Trở thành một thực tập sinh và được trả thu nhập cho công sức bỏ ra, tức là bạn đã tạo ra đồng tiền bằng chính trí tuệ và sự lao động của mình. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu được giá trị của nó. Để biết rõ về điều này, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định về lương thực tập để đảm bảo quyền lợi cũng như dễ dàng đàm phán với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thêm một khoản thu nhập để sử dụng cho các công việc hữu ích khác như: Trang bị thêm kiến thức thông qua sách và khóa học, mua sắm một số món đồ để thưởng cho sự cố gắng của bản thân, v.v.
Mở rộng mối quan hệ
Sau khi hoàn thành khóa thực tập, bạn có thể tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp hay anh chị nhân sự trong nghề giỏi tại công ty.
Mặt khác, nếu biết cách giao tiếp thông minh và khéo léo, bạn có thể mở rộng nó vượt ngoài tổ chức, đến những người khác trong ngành.
Cơ hội thử nghiệm những ý tưởng
Thông thường, ứng viên đảm nhận vị trí thực tập là những bạn rất trẻ, hầu hết đang là sinh viên. Lợi thế của các bạn trẻ đó là khả năng cập nhật tình hình, xu hướng mới trên thị trường.
Nhiều doanh nghiệp có văn hóa cởi mở, sẵn sàng đón nhận những ý kiến từ người lao động trẻ. Và đó là cơ hội để bạn thử nghiệm những ý tưởng của mình.
Hãy mạnh dạn chia sẻ các phát hiện của bạn với cấp trên hoặc người hướng dẫn. Lắng nghe góp ý từ họ cho đến khi bạn hoàn thiện các đề xuất của mình.
Giờ đây, bạn thực sự thấy hứng thú khi làm việc ở vị trí Thực tập sinh rồi phải không? Lưu ý, công việc này không chỉ dành cho sinh viên hay các bạn trẻ mới ra trường, mà cả những ai muốn nhảy việc trái ngành cũng nên thử sức.
Đọc thêm: Cách viết thư ngỏ Cover Letter xin thực tập
Công việc cụ thể của thực tập sinh là gì?
Mỗi ngành nghề và tuỳ theo từng công ty mà sẽ có khối lượng công việc cho thực tập sinh khác nhau. Nhìn chung, thời gian đầu, thực tập sinh sẽ được làm quen trước với văn hóa công ty và phòng ban của mình.

Đồng thời, có thể bạn sẽ được giao một số công việc lặt vặt từ cấp trên như:
- In tài liệu cho cuộc họp
- Thông báo và đặt lịch họp cho mọi người
- v.v.
Sau khoảng thời gian làm quen ban đầu, thực tập sinh sẽ được giao cho các công việc mang tính chuyên môn hơn như:
- Chịu trách nghiệm trực hotline của phòng ban và giải đáp các thắc mắc của khách hàng gửi về công ty.
- Hỗ trợ các nhân sự hoặc cấp trên chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp như bản trình chiếu bằng powerpoint, các dữ liệu tham khảo, v.v.
- Hỗ trợ vào công tác tổ chức sự kiện hoặc được cử tham gia các chương trình do công ty tài trợ.
- Tham gia đóng góp ý kiến hoặc được giao trách nhiệm quản lý một hoạt động nhỏ trong chiến dịch marketing của công ty như: Quản lý kênh mạng xã hội hoặc website, gọi điện tri ân khách hàng, v.v.
Nhà tuyển dụng mong muốn 1 thực tập sinh như thế nào?
Bên cạnh việc thắc mắc thực tập sinh là gì, nhiều bạn còn mong muốn biết những tiêu chí để ứng tuyển vào vị trí này ở các doanh nghiệp.
Nhà tuyển dụng thường không yêu cầu chuyên môn sâu hay kỹ năng thành thạo và họ sẵn sàng đào tạo cho vị trí thực tập sinh. Tuy nhiên, một thực tập sinh cũng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Có kiến thức nền tảng về ngành cùng khả năng tư duy linh hoạt.
- Sử dụng được các công cụ tin học văn phòng cơ bản để phục vụ cho công việc như: Word, Excel, Powerpoint, v.v.
- Có kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, làm việc độc lập và theo đội nhóm, xử lý tình huống, v.v.
- Tinh thần nỗ lực và tính chủ động, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho lỗi sai của bản thân cũng là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
- Ham học hỏi và luôn cố gắng phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Top 6 câu hỏi thường gặp của Thực tập sinh
Câu 1: Mình có nên bắt đầu công việc Thực tập từ năm nhất?
Như Kabala Career đã chia sẻ trước đó, thực tập sinh đa phần là các sinh viên năm 2, năm 3, sắp hoặc mới ra trường. Bởi giai đoạn năm nhất đại học, sinh viên cần thời gian để thích nghi môi trường học tập mới.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực tập ngay từ năm nhất đại học để có thêm trải nghiệm thì vẫn được bạn nhé!
Lúc này, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi kiến thức từ kinh nghiệm thực tiễn của các anh chị đi trước và dễ dàng định hướng cho con đường sự nghiệp tương lai.
Câu 2: Tôi có thể tìm cơ hội thực tập ở đâu?
Chuyện gì khó quá chớ bỏ qua mà hãy hỏi Kabala Career. Bạn có thể tạo tài khoản nhanh chóng tại Kabala Career Việt Nam; sau đó vào mục “Cơ hội việc làm” để tìm kiếm công việc dựa trên sở thích, kinh nghiệm.
Hàng trăm cơ hội thực tập từ nhiều doanh nghiệp ở đa quốc gia giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn.
Hoặc bạn có thể tận dụng mối quan hệ người quen xung quanh để tìm kiếm công việc thực tập sinh phù hợp. Họ sẽ là cầu nối kết nối bạn với phòng nhân sự và dễ dàng có “chân” thực tập sinh tại công ty hơn ứng tuyển thông thường.
Đó là lý do Kabala Career luôn khuyên bạn nên học cách xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Thực Tập là Gì? Sinh Viên Cần Biết Điều Gì Để Thực Tập Hiệu Quả?
Nguồn: glints.com