Unlearn là gì? Tại sao chúng ta nên trang bị kỹ năng “unlearn”? Có thể nói, đây là một kỹ năng rất cần thiết nhằm đảm bảo sự thích nghi của mỗi cá nhân trong bối cảnh mới. Để hiểu hơn về kỹ năng này, mời bạn cùng Kabala Career khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1. Unlearn là gì?
Unlearn được định nghĩa bởi Barry O’Reilly như sau: “Unlearn là quy trình loại bỏ, đập đi và tái tạo những tư duy hay hành vi từng hiệu quả trong quá khứ nhưng hạn chế thành công của chúng ta.”
Bản chất của quá trình này là cần loại bỏ tư duy cố hữu mà bạn đã hiểu để tìm một góc nhìn mới. Tuy vậy, quy trình unlearn lại không hề dễ dàng bởi chúng ta thường cảm thấy không thoải mái với sự thay đổi và unlearn cũng giống như vậy.
Alvin Toffler đã đúng khi nói rằng, người mù chữ của thế kỷ 21 không phải là người không thể đọc và viết mà là người không thể learn (học), unlearn (bỏ học) và relearn (học lại). Learn, Unlearn, Relearn là gì? Theo đó,
- Learn được hiểu quá trình tiếp thu kiến thức hoặc kỹ năng bằng việc học, trải nghiệm hoặc được đào tạo.
- Unlearn được hiểu là việc loại bỏ điều gì đó đã học, đặc biệt là những thông tin lỗi thời, hoặc không còn đúng tại thời điểm hiện tại.
- Relearn được hiểu là việc học lại điều gì đó một lần nữa.
Đọc thêm: Blurting Method Là Gì? Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua
2. Tại sao phải “học lại từ đầu”?
Có rất nhiều lý do trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải học lại từ đầu?”. Mỗi chúng ta đều có những kiến thức và kỹ năng cần được học hỏi.
Ví dụ, khi thực hiện một bài toán. Nếu trước đó, kiến thức mà bạn áp dụng để giải bài toán cho ra kết quả không chính xác, bạn cần loại bỏ tư duy này và cần học thêm những kiến thức mới để giải ra đáp án chính xác nhất.
Hoặc trong cách quản lý nhân sự, khuôn mẫu quản lý truyền thống đang không còn hiệu quả ở một số nhóm đối tượng, do đó, việc tiếp thu và ứng dụng kiến thức và kỹ năng quản lý hợp thời có ý nghĩa rất quan trọng.
Thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, rất nhiều thứ đã và đang dần lỗi thời và không còn tính ứng dụng, bởi vậy unlearning là việc làm vô cùng cần thiết để thích nghi với bối cảnh mới.
Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không chủ động unlearn? Chắc chắn bạn sẽ dần trở nên lạc hậu và lỗi thời so với thời đại. Ví dụ trong công việc, nếu bạn không update kiến thức và kỹ năng mới, bạn khó có thể đảm bảo hiệu quả cao cho công việc. Hậu quả tồi tệ xảy ra là bạn có thể bị sa thải, và thất nghiệp do không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao
3. Cách thực hiện phương pháp unlearn hiệu quả
Việc unlearn không phải là một hoạt động dễ dàng. Việc từ bỏ những suy nghĩ và hành vi đã gắn bó trong thời gian dài và tiếp thu một góc nhìn mới chắc hẳn sẽ gây cho bạn đôi chút khó khăn.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn thực hiện phương pháp unlearn hiệu quả hơn:
- Cởi mở và sẵn sàng với việc tiếp thu kiến thức mới.
- Loại bỏ tư tưởng “Tôi không thể” và mạnh dạn thử những điều mới, dám thách thức bản thân.
- Đến những môi trường truyền cho bạn cảm hứng, động lực để học hỏi.
- Nuôi dưỡng sự tò mò, hưng phấn. Đây là một cách giúp bạn luôn học như ngày đầu.
- Thiết lập mục tiêu học tập theo nguyên tắc SMART.
- Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp nếu cần.
- Chủ động kết bạn với những người cho chung chí hướng và mục tiêu.
Đọc thêm: Cẩm Nang Rèn Luyện Tư Duy Logic Trong Công Việc & Học Tập
Tạm kết
Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Unlearn là gì?” mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc loại bỏ kiến thức lỗi thời và sai lầm để học hỏi những điều mới mẻ, hợp thời và đúng đắn.
Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Unlearn Là Gì? Cớ Sao Kỹ Năng “Bỏ Học” Lại Có Ích Cho Chúng Ta Trong Thời Đại Mới?
Nguồn: glints.com