Vice Director Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Deputy Manager Và Vice

Vice director là gì? Trong doanh nghiệp thường có những vị trí giám đốc nào? Deputy manager và vice khác nhau như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc về chủ đề này, mời bạn cùng Kabala Career khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Vice director là gì?

Vice director nghĩa là gì? Vice director có nghĩa là chức vụ phó Giám đốc. Họ thường được giao trách nhiệm rộng như trực tiếp hỗ trợ Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ chủ yếu của Vice Director là tham gia vào việc xây dựng chiến lược tổng thể và định hình hướng phát triển của doanh nghiệp. Họ thường có quyền lực và ảnh hưởng lớn trong việc ra quyết định chiến lược.

2. Sự khác biệt giữa deputy manager và vice

Vice Director và Deputy Director đều đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, tuy nhiên, có những sự khác biệt quan trọng về nhiệm vụ và quyền lực của họ.

Deputy là gì? Trong khi deputy manager được dùng để chỉ vị trí phó phòng hay phó bộ phận thì vice được sử dụng để chỉ các vị trí phó chủ tịch hoặc phó giám đốc.

Về mặt quyền lực, deputy manager là người thay mặt manager quản lý, và điều hành phòng ban của mình. Trong khi đó, vice là vị trí hỗ trợ, thay mặt cho chủ tịch, giám đốc quản lý, điều hành các phòng ban và bộ phận trong doanh nghiệp. Khi đó, vice sẽ quản lý cả các deputy manager.

vice director vs deputy director
So sánh, phân biệt vice director vs deputy director.

Đọc thêm: Những Tố Chất Của Người Lãnh Đạo Trong Thời Đại Số

3. Các chức danh director phổ biến trong doanh nghiệp

Một số các chức danh director trong doanh nghiệp phổ biến có thể kể tới như: 

  • Giám đốc Thực hiện hay Chief Executive Officer – CEO, là người đứng đầu cao nhất trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lớn nhất về quản lý và đưa ra quyết định chiến lược.
  • Giám đốc Điều hành hay Chief Operating Officer – COO, công việc của họ liên quan đến quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp để đạt được hiệu suất cao.
  • Giám đốc Tài chính hay Chief Financial Officer – CFO, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm kế toán, tài chính và chiến lược tài chính.
  • Giám đốc Quản trị hay Chief Administrative Officer – CAO là người đảm nhận trách nhiệm về quản lý các hoạt động quản trị như nhân sự, hành chính, và quản lý văn phòng.
  • Giám đốc Marketing hay Chief Marketing Officer – CMO là cá nhân chịu trách nhiệm về phát triển chiến lược marketing và quảng cáo để thúc đẩy doanh số bán hàng và nhận diện thương hiệu.
  • Giám đốc Công nghệ hay Chief Technology Officer – CTO là người quản lý và định hình chiến lược công nghệ của doanh nghiệp, đảm bảo rằng công nghệ được sử dụng hiệu quả và thích ứng với thị trường.
  • Giám đốc Đổi mới hay Chief Innovation Officer – CIO, chịu trách nhiệm về việc thúc đẩy sáng tạo và phát triển sản phẩm mới.
  • Giám đốc Nhân sự hay Chief Human Resources Officer – CHRO, chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, và phát triển nhân sự.
  • Giám đốc Phát triển kinh doanh hay Chief Business Development Officer – CBDO, họ chịu trách nhiệm về phát triển kế hoạch kinh doanh và mở rộng cơ hội mới.

Đọc thêm: BOD là gì? Tổng hợp kiến thức về Board Of Directors

4. Yêu cầu cần có của một vice director giỏi

vice director nghĩa là gì
Yêu cầu của một vice general director là gì?

Để trở thành một vice director giỏi, bạn cần trang bị và thành thạo một số yêu cầu sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, bao gồm giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không bằng lời nói (văn bản, ngôn ngữ cơ thể, v.v.). Ở vị trí này, bạn sẽ thường xuyên phải gặp gỡ đối tác hay tiếp khách hàng, bởi vậy khả năng giao tiếp tốt sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi thế và đem lại hiệu quả giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng trí tuệ cảm xúc: Khả năng kiểm soát, quản lý cảm xúc (EQ) thông minh sẽ giúp phó giám đốc thực hiện tốt các công việc của mình, chẳng hạn như thúc đẩy tinh thần và truyền động lực làm việc cho nhân viên.
  • Làm việc có đạo đức: Dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng cần tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp, và vice director không nằm ngoại lệ.
  • Kỹ năng quản lý, giám sát: Điều này giúp họ đảm bảo các bộ phận đang làm việc, đánh giá hiệu quả, cũng như đưa cho họ những lời khuyên phù hợp để nâng cao hiệu suất công việc.
  • Tầm nhìn tốt: Vice director là người tham gia vào việc lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp, bởi vậy tầm nhìn chiến lược là một yêu cầu rất quan trọng với vị trí này. 
  • Khả năng lãnh đạo: Đây là một vị trí lãnh đạo, vì thế kỹ năng leadership được đánh giá rất cao ở vị trí này, giúp họ dẫn dắt đội nhóm đi đúng hướng, đảm bảo hiện thực hóa mục tiêu chung của tổ chức.
  • Một số các kỹ năng khác như: khả năng quản lý thời gian, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ra quyết định, khả năng chịu áp lực công việc, v.v.

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về vị trí vice director là gì mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Kabala Career hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.


Vice Director Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Deputy Manager Và Vice
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)