Theo đuổi một sự nghiệp với mục tiêu rõ ràng giúp bạn nâng cao lòng tự trọng và sự hài lòng về nghề nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy mất định hướng và không còn cảm thấy vui vẻ với công việc của mình. Phải chăng công việc bạn đang làm dần mất đi ý nghĩa. Hay từ đầu bạn đã theo đuổi nó với một mục đích mơ hồ và không có ý nghĩa? Câu hỏi đặt ra là liệu ý nghĩa trong công việc có thực sự quan trọng? Nếu có, làm thế nào để tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm?
Tại sao tìm ý nghĩa trong công việc là quan trọng?
Tìm ra ý nghĩa trong công việc rất quan trọng vì nó giúp bạn cảm thấy có đam mê và động lực cho những đóng góp trong vai trò chuyên môn và công việc của mình. Ý nghĩa trong công việc có thể ngăn cản tình trạng kiệt sức (burnout) và đem lại thái độ tích cực trong công việc.
Nghiên cứu của McKinsey vào năm 2022 cho thấy 70% nhân viên nói rằng ý thức về mục đích cá nhân của họ được xác định bởi công việc họ làm. Và khi công việc đó có ý nghĩa, họ sẽ thể hiện tốt hơn và tận tâm nhiều hơn.
Một nghiên cứu khác cũng khẳng định tương tự rằng những công ty mà nhân viên cảm thấy công việc của họ có mục đích và ý nghĩa thì sẽ có động lực hơn, hạnh phúc hơn và hiệu quả hơn. Họ có thể tập trung làm việc một cách hiệu quả thay vì mất thời gian phân vân về những gì mình đang làm.
Một cá nhân tìm thấy ý nghĩa trong công việc không chỉ có lợi cho bản thân họ mà còn đem lại lợi ích cho cả công ty về sau. Cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa và hài lòng với nó cũng giúp ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, giúp bạn duy trì sức khỏe ngay cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi.
Đọc thêm: 10+ Lời Khuyên Cho Con Đường Phát Triển Sự Nghiệp
Cách tìm ý nghĩa trong công việc
Biết được tầm quan trọng của ý nghĩa trong công việc, bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa. Xem xét các cách sau đây để tìm ra ý nghĩa trong công việc của mình.
Tìm hiểu sâu hơn công việc của bạn
Đôi khi lý do khiến bạn cảm thấy những việc mình làm thật vô nghĩa là do bạn không thực sự hiểu rõ mình đang làm gì. Tìm hiểu lý do tại sao bạn phục vụ với vai trò hiện tại có thể giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong sự nghiệp của mình.
Để hiểu được công việc mình đang làm có ý nghĩa như thế nào, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu mục đích, sứ mệnh của công ty. Điều này giúp bạn dễ dàng xác định được mục đích làm việc của bản thân đồng thời tạo động lực giúp bạn làm việc hiệu quả.
Nếu bạn là người sáng tạo nội dung, hãy tìm hiểu về khán giả, lý do tại sao họ đọc nội dung của bạn. Nếu bạn là nhà phát triển sản phẩm, hãy tìm hiểu ai là người sử dụng sản phẩm, và giá trị mà nó đem lại cho người dùng là gì. Tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó chính là lúc bạn nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa như thế nào.
Luôn ghi nhớ giá trị của bạn
Khi bạn cảm thấy mất định hướng và mơ hồ với công việc hiện tại, hãy nhớ về lý do ban đầu khiến bạn lựa chọn nó. Vì đâu mà bạn bỏ qua các lựa chọn khác để bắt đầu công việc này.
Sẽ có lúc bạn cảm thấy chán nản với công việc hiện tại. Tuy nhiên, hãy tìm ra những khía cạnh của công việc mà bạn yêu thích nhất, đem lại cho bạn nhiều hứng thú nhất. Bắt đầu từ điểm tích cực này, bạn sẽ tìm ra được những điểm mà mình có thể cải thiện và điều chỉnh để hài lòng hơn với công việc.
Thúc đẩy sự tích cực tại nơi làm việc
Một cách khác để tìm thấy ý nghĩa trong công việc là khiến nơi làm việc trở nên tích cực. Một môi trường làm việc tích cực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Từ đó, nhân viên dễ dàng cảm thấy gắn kết với những việc họ đang làm và dần thấy được ý nghĩa trong công việc của mình.
Những cuộc trò chuyện tích cực với đồng nghiệp, quản lý hay sếp của bạn sẽ xây dựng một tư duy mang tính xây dựng đối với công việc của mình. Bạn sẽ dần nhìn ra được những khía cạnh có ích trong công việc của mình.
Chủ động giúp đỡ đồng nghiệp của mình
Nếu thấy công việc bạn làm không có ý nghĩa gì, hãy thử giúp đỡ đồng nghiệp của bạn. Điều này không khuyến khích bạn đi tìm giá trị của bản thân trong mắt người khác. Thay vào đó, nó là cách để bạn trực tiếp thấy được giá trị của mình và những việc mình làm có ý nghĩa ngay lập tức.
Nếu nhận thấy đồng nghiệp của mình đang gặp khó khăn, việc giúp đỡ họ có thể giúp bạn định nghĩa rõ ràng hơn nhiệm vụ của mình. Giúp đỡ người khác bằng cách đem lại giá trị nào đó cho họ không chỉ khiến bạn cảm thấy thoả mãn hơn trong công việc mà còn giúp bạn đánh giá lại những nguyên tắc làm việc của mình.
Rất có thể, trong lúc này, bạn sẽ tìm được khía cạnh mà bạn tận hưởng trong công việc.
Tôi luyện bản thân trở thành một chuyên gia
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy công việc không còn ý nghĩa rất có thể là do bạn chưa cảm thấy hài lòng với bản thân của hiện tại. Hãy nâng cấp bản thân trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, tổ chức hay phòng ban của bạn. Nếu cảm thấy chán nản với công việc hàng ngày, đã đến lúc bạn cần thử thách mình với một vai trò mới, hoặc một dự án mới.
Một khi trở thành chuyên gia, bạn sẽ có thể đem lại những giá trị nhất định cho công ty ở mức độ cao hơn. Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với những nhiệm vụ mới, bớt nhàm chán hơn.
Cách để trở thành một chuyên gia hay nâng cấp bản thân là trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc thông qua các khóa học, workshop đào tạo, v.v. Liên tục học hỏi và phát triển năng lực sẽ dần mở ra nhiều lớp ý nghĩa trong công việc của bạn.
Kết
Bạn có thể làm việc mà không nghĩ gì đến ý nghĩa của công việc mình làm. Nhưng như vậy quả thật có chút nhàm chán. Nếu làm công việc mà bạn thấy có ý nghĩa, những thứ như niềm vui, động lực và năng suất sẽ tự nhiên xuất hiện.
Để tìm ra ý nghĩa trong công việc, có những cách mà Kabala Career gợi ý cho bạn:
- Tìm hiểu sâu hơn công việc của bạn
- Luôn ghi nhớ giá trị của bạn
- Thúc đẩy sự tích cực tại nơi làm việc
- Chủ động giúp đỡ đồng nghiệp
- Tôi luyện bản thân trở thành một chuyên gia
Những gạch đầu dòng trên không phải là cách duy nhất để xác định ý nghĩa trong công việc. Kabala Career sẽ tiếp tục cập nhật để giới thiệu đến bạn những phương pháp hiệu quả hơn nữa.
Ý Nghĩa Trong Công Việc Có Thực Sự Quan Trọng? Làm Thế Nào Để Tìm Ra Ý Nghĩa Của Công Việc?
Nguồn: glints.com