Zalo tự hào là mạng xã hội của người Việt và có số lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam, chỉ đứng sau hai trang mạng xã hội toàn cầu là Facebook và YouTube. Đây cũng là một trong những nền tảng được các doanh nghiệp tận dụng để thực hiện các hoạt động Marketing của mình. Vậy Zalo Marketing là gì? Các bước để xây dựng kế hoạch Zalo ads hiệu quả như thế nào?
Cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết về chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây nhé.
Zalo Marketing là gì?
Zalo Marketing là hoạt động Marketing trên nền tảng Zalo nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức, trong đó bao gồm quảng cáo, chăm sóc khách hàng, Pr hoặc các hình thức khác có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ưu điểm khi triển khai Zalo Marketing
Tại sao Zalo Marketing lại được sử dụng nhiều doanh nghiệp sử dụng đến vậy, cùng Kabala Career tìm hiểu về các ưu điểm khi triển khai Zalo Marketing nhé.
Tối ưu ngân sách
Các doanh nghiệp dễ dàng tạo tài khoản và triển khai các hoạt động Marketing. Zalo có mức độ bảo mật cao, hạn chế các người dùng ảo. Do đó, giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động Zalo Marketing và tiết kiệm được một lượng chi phí không cần thiết.
Dễ dàng kết nối với khách hàng và hiệu quả tiếp cận bài đăng, tin nhắn cao
Theo Digital Viet Nam 2021, số lượng người dùng Zalo phổ biến thứ 3 sau Facebook và YouTube. Tính đến đầu năm 2022, tại Việt Nam có hơn 74 triệu tài khoản Zalo. Trong năm 2021, Zalo ghi nhận 620 tỷ tin nhắn và 52 tỷ phút gọi video.
Số lượng người dùng trải khắp lãnh thổ nước ta, cho thấy khả năng kết nối cũng như tiếp cận của bài đăng đến công chúng của nền tảng này tương đối cao.
Đọc thêm: Facebook Marketing Là Gì? Cách Làm Facebook Marketing Nhanh & Hiệu Quả
Các hình thức Zalo Marketing
Dưới đây là 3 hình thức Zalo Marketing được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong kế hoạch marketing của mình.
Thông qua Zalo OA
Cũng giống như với fanpage, áp dụng Zalo OA (tài khoản Zalo official account) để tạo trang cho tổ chức và bày bán các sản phẩm. Để thực hiện, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Tạo Zalo OA, dựa vào các bài đăng trên Zalo hoặc các tin nhắn tương tác với khách hàng để xây dựng nội dung, cũng như hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Xây dựng chiến lược content Marketing Zalo để gia tăng lưu lượng truy cập của khách hàng tới tài khoản Zalo OA.
Thực hiện chiến lược Marketing Zalo bằng quảng cáo hoặc CSKH (chăm sóc khách hàng).
Thông qua tài khoản cá nhân
Chỉ cần bạn sở hữu một chiếc SIM chính chủ, bạn đã có thể tự tạo cho mình một tài khoản Zalo cá nhân. Bạn có thể sử dụng chính tài khoản cá nhân của mình để thực hiện các hoạt động Marketing.
Các hình thức Marketing qua tài khoản cá nhân, bạn có thể tham khảo như:
- Marketing thông qua tin nhắn đến với những người dùng khác trên Zalo.
- Kết nối với bạn bè hoặc mọi người xung quanh bằng các công cụ tìm kiếm.
- Tham gia vào các hội nhóm trên Zalo có cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Đăng tải, chia sẻ các nội dung thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên trang cá nhân.
Zalo Marketing hỗn hợp
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hỗn hợp các hình thức Marketing để gia tăng hiệu quả, sử dụng linh hoạt các hình thức phù hợp với từng chiến dịch và thời điểm.
Zalo ads
Cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác, Zalo ads là một cách làm hiệu quả để doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Ưu điểm của Zalo ads là khả năng tạo ra quảng cáo mà không cần cài đặt nội dung, kết nối với Zalo hay nạp tiền hoặc chạy chiến dịch.
Để thực hiện Zalo ads, doanh nghiệp chỉ cần thiết lập nhóm đối tượng khách hàng theo tiêu chí cụ thể. Qua đây, Zalo phân tích và đưa chiến dịch quảng cáo đến đúng đối tượng.
7 Bước lên kế hoạch Zalo Ads hiệu quả
Trong bài viết này, Kabala Career sẽ hướng dẫn bạn lên một kế hoạch Zalo ads sao cho hiệu quả nhất.
Bước 1: Hiểu rõ về tình hình quảng cáo Zalo hiện tại
Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về hình thức quảng cáo ưu tiên trên Zalo, cũng như nơi mà các ngành được ưu tiên phân phối. Chẳng hạn như, TPCN trong một giai đoạn nào đó được ưu chạy quảng cáo trên bảng tin và ngược lại.
Bước 2: Xác định target market
Trong bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu và phân tích các yếu tố về khách hàng mục tiêu như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi.
Bằng việc hiểu rõ các đặc điểm của khách hàng, chẳng hạn như: Lý do khách hàng nên mua sản phẩm của doanh nghiệp, vấn đề của họ có được giải quyết khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn, v.v sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc lên kế hoạch quảng cáo đạt hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: Market Segment Là Gì? 4 Loại Phân Khúc Thị Trường Phổ Biến Nhất
Bước 3: Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
Đây là một bước hết sức quan trọng sẽ giúp bạn biết được đối thủ cạnh tranh đang hoạt động như thế nào. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm ra hướng đi mới mẻ, hiệu quả hơn, hạn chế đi vào những sai lầm mà đối thủ đã gặp phải và phát huy những điểm mạnh hay điểm khác biệt của mình.
“Biết giặc biết ta trăm trận trăm tháng” câu nói rất quen thuộc của ông ta từ nhiều đời nay. Do đó, khi bạn tìm hiểu kỹ càng về đối thủ, cũng như hiểu rõ về chính mình thì cơ hội thành công trong kế hoạch quảng cáo của bạn rất cao.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu cho kế hoạch
Trong bất kỳ kế hoạch nào cũng vậy, việc thiết lập mục tiêu là một công việc hết sức quan trọng để doanh nghiệp cố gắng hiện thực. Hãy tham khảo và thiết lập mục tiêu của mình theo mô hình SMART và hạn chế đặt ra các mục tiêu mơ hồ, xa vời.
Bước 5: Lên outline kế hoạch
Trước khi chính thức vận hành, doanh nghiệp cần có giai đoạn testing cho sản phẩm, nhà quảng cáo cần lên outline cho từng giai đoạn cần thực hiện những hoạt động gì để chiến dịch đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch ngân sách
Trong bước này, người quản lý sẽ lên kế hoạch chi tiêu nhằm đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện tại thời điểm hiện tại.
Zalo Marketing Là Gì? 7 Bước Lên Kế Hoạch Zalo Ads Hiệu Quả
Nguồn: glints.com