5 Bước Giúp Bạn Ngưng Nghi Ngờ Bản Thân

Chắc hẳn đã có những thời điểm bạn cảm thấy nghi hoặc và bất ngờ vì những gì bạn có thực chất không xuất sắc như bạn tưởng. Chẳng hạn như khi đồng nghiệp hoặc bạn học của bạn giỏi hơn, đạt được thành tích cao hơn, bạn sẽ tự nghi vấn khả năng thật sự của mình và nghĩ rằng “À, hoá ra mình không giỏi đến vậy”. Sẽ có không ít lần bạn nghi ngờ bản thân, nhưng vượt qua được tâm lý đó mới có thể giúp bạn tiến xa hơn, mạnh mẽ hơn, dù là ở mặt nào trong cuộc sống.

Cùng Kabala Career tìm hiểu cách để đừng nghi ngờ bản thân mình nữa bạn nhé.

Dấu hiệu và lý do bạn nghi ngờ bản thân

Những tín hiệu nào cho thấy sự nghi ngờ bản thân (self-doubt) đang dần chiếm lấy tâm lý của bạn? Đó có thể là:

  • Tự nhận xét, đùa cợt về bản thân theo hướng tiêu cực
  • Liên tục đánh giá lại những thành tích trước đây bạn đã đạt được
  • Cảm thấy làm bao nhiêu, làm gì cũng không đủ tốt
  • Liên tục tìm sự công nhận của người khác
  • Nhưng lại khó chấp nhận những lời khen
  • Tự nghi ngờ tư duy, ý kiến của bản thân
  • Liên tục so sánh mình với người khác
  • Tự đổ lỗi khi có chuyện không tốt xảy ra
  • Phản ứng gay gắt với những lời nhận xét, phê bình
  • Cảm giác buồn bã, xấu hổ, tức giận

Sự nghi ngờ bản thân có thể đến từ trải nghiệm không tốt trong quá khứ hoặc tâm lý thiếu tự tin. Hoặc là bạn từng bị chê bai thậm tệ, hoặc là bạn bị đột ngột vượt mặt về thành tích.

nghi ngờ bản thân là gì
Những lý do làm bạn “nghi ngờ nhân sinh” và cảm thấy thất vọng, không tin tưởng chính mình. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể là người quá tham vọng, dẫn đến tâm lý quá soi xét và đánh giá nặng nề về bản thân. Để tình trạng này kéo dài, bạn sẽ dễ gặp phải các tình trạng sau:

  • Lo âu
  • Nghĩ quá nhiều (overthinking)
  • Trì hoãn, thiếu động lực
  • Thiếu cân bằng cảm xúc
  • Khó đưa ra quyết định

Cách giúp bạn ngừng nghi ngờ bản thân

Một chút tự vấn bản thân là “chuyện thường ở huyện”. Sẽ có những lúc bạn tự hỏi liệu bạn đã thật sự trưởng thành chưa, đã thật sự giỏi việc mình đang làm hay chưa. Có một chút nghi ngờ năng lực bản thân là biểu hiện bạn không phải người tự mãn, đó là một điều tốt. Tuy vậy, nếu việc nghi ngờ chính mình và liên tục tự nhủ những điều tiêu cực thì tâm lý này sẽ dẫn đến những hiệu ứng khác.

Bạn sẽ dần chui vào cái kén của sự tự ti, liên tục suy nghĩ quẩn quanh và tự cắt đứt những cơ hội phát triển của mình. Vì lý do này, bạn hãy cùng Kabala Career học cách khẳng định và tin tưởng bản thân với những cách dưới đây:

Lòng trắc ẩn tự thân

Nếu sự hoài nghi đang cản bạn tiến lên trong sự nghiệp, hãy nhớ rằng bạn cũng chỉ là một con người mà thôi. Sẽ có lúc mắc sai lầm, sẽ có lúc bạn nhận ra những gì bạn có là chưa đủ để thành công hơn người khác. Nhưng nếu cứ gặm nhấm những sai lầm đó và không chịu tha thứ cho bản thân, bạn sẽ không thể trở nên tốt hơn hay giỏi hơn như bạn muốn.

Biết thương và thông cảm cho bản thân mình trước và bạn sẽ có thể vực dậy sau sai lầm hoặc khó khăn mình gặp phải.

Đọc thêm: Lòng Trắc Ẩn Là Gì? Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn Trong Cuộc Sống

Đừng quên những thành tựu cũ

Trong những khoảnh khắc tự nghi ngờ bản thân, bạn hãy nhớ lại những thành tích và cột mốc trước đây bạn đã làm được. Những lúc khó khăn và không có niềm tin như vậy mà bạn vẫn vượt qua và trưởng thành đến thời điểm hiện tại, thì tại sao bây giờ bạn lại không thể làm điều tương tự, đúng không?

Và tương tự, bạn cũng hãy nhớ rằng những thất bại trong quá khứ không thể định đoạt số phận của bạn. Bởi vì hiện tại chính là những cơ hội mới. Việc mặc kệ hay làm nó khác đi nằm ở quyết định của bạn.

Cố gắng không so sánh bản thân với người khác

“Comparison is the thief of joy” – So sánh là kẻ đánh cắp niềm vui.

so sánh bản thân
Đừng so sánh mình với người khác.

Kabala Career hiểu cảm giác đó đáng sợ và khó chịu thế nào khi chúng ta không thành công hay đạt được thành tựu như người khác. Thế nhưng việc đặt ra tiêu chuẩn cho mình dựa trên thước đo của người khác quả thật thiếu logic, giống như bạn cố nhét miếng ghép hình tròn vào lỗ hổng hình vuông vậy.

Bạn hãy cố gắng tập trung vào quá trình phát triển của bản thân, so sánh với chính mình của 1 năm, 5 năm trước đây thay vì áp đặt mình với tiêu chuẩn của người khác nhé.

Chăm sóc sức khoẻ tinh thần

Người có EQ ổn định là người biết nghĩ cho người khác và đồng thời biết quản lý cảm xúc của chính mình. Khi những ý nghĩ tiêu cực đến, có lúc bạn sẽ không nhận ra chúng có hại đến thế nào vì một phần bạn đã quen với việc nghĩ không tốt về mình.

Vì vậy khi cảm giác được bạn sắp overthinking tiếp rồi, bạn hãy dành một khoảnh khắc để đánh giá và khẳng định rằng những suy nghĩ “xấu xa” này không đúng, là do bạn tự cường điệu lên thôi.

Phát triển kỹ năng

Nếu vấn đề đến từ việc bạn cảm thấy chưa đủ giỏi so với đồng nghiệp, bạn bè hay người xung quanh, thì bù cho thời gian ngồi nghĩ, hay là bạn bắt tay vào học hỏi, trau dồi, phát triển kỹ năng và kiến thức của mình nhỉ. Nhờ đó, bạn vừa tạo ít cơ hội cho tâm lý tự ti len lỏi vào tâm trí, vừa “chắc suất” cho cơ hội khẳng định mình trong dự án, công việc tiếp theo.

cách để dừng nghi ngờ bản thân
Phát triển bản thân để không còn nghi ngờ năng lực bản thân.

Lời kết

Sẽ không tránh khỏi những lúc bạn nghi ngờ bản thân và cảm thấy bạn chưa đủ giỏi, chưa đủ tốt như nhiều người. Nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bạn học cách yêu bản thân, trân trọng những gì mình đã đạt được và trau dồi kỹ năng, kiến thức của mình.

Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên cập nhật thông tin và để lại bình luận nhé!


5 Bước Giúp Bạn Ngưng Nghi Ngờ Bản Thân
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)