Vượt Qua Nỗi Lo Lắng Khi Bắt Đầu Công Việc Mới Với 7 Bí Quyết Sau!

Bắt đầu công việc mới có thể mang lại nhiều cảm xúc phức tạp, vừa phấn khích, vừa lo lắng và hồi hộp. Tâm lý người mới đi làm có thể khiến bạn đánh mất sự tự tin vốn có, lúng túng để xử lý và làm quen với đồng nghiệp. 

Những điều này có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp khi bắt đầu công việc mới. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo, tập trung phát triển bản thân và sự nghiệp của mình ở một môi trường mới.

Hiểu rõ về vai trò của mình

Những ngày đầu trong một công việc mới luôn khiến bạn cảm thấy vô định và không biết bắt đầu từ đâu. Đừng vì quá căng thẳng mà quên đi những nhiệm vụ chính của mình. Hãy tự hỏi bản thân rằng mình được tuyển vào đây với mục đích gì. 

hieu ro ban than

Hãy nhớ lại mô tả công việc để xác định đâu là những việc mình cần phải làm. Dù bạn sẽ còn phải làm quen nhiều, việc nắm rõ phạm vi công việc sẽ giúp bạn bắt kịp nhanh hơn.

Hãy bắt đầu bằng việc hỏi về những đầu việc mà sếp muốn bạn dần làm quen, cũng như những tài liệu tham khảo bạn có thể đọc để hiểu hơn về quy trình làm việc tại công ty mới.

Luôn chủ động tìm kiếm thông tin, kết nối với những người có liên quan thay vì ngồi một chỗ để lo lắng và bất an nhé!

Đừng ngại đặt câu hỏi

Tâm lý người mới đi làm luôn sợ bị đánh giá thấp về kỹ năng và nghiệp vụ. Do đó, rất nhiều bạn trẻ mới đi làm luôn cảm thấy tự ti và tự áp lực lên chính bản thân mình.

Chính áp lực “phải biết tuốt” này khiến nhiều người không dám mở lời để hỏi về những điều mình chưa rõ.

Nhà tuyển dụng lựa chọn bạn giữa nhiều ứng viên, chứng tỏ bạn là người có tố chất họ đang tìm kiếm. Khoảng thời gian đầu chính là lúc bạn học hỏi và làm quen công việc, ngay cả khi bạn đã có kinh nghiệm từ trước. 

dat cau hỏi
© Freepik.com

Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có cách vận hành khác nhau, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho người hướng dẫn và đồng nghiệp để bắt đầu công việc mới thật suôn sẻ. 

Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng làm quen được với công việc. Những thứ mới mẻ và chưa rõ ràng sẽ dần được khai phá qua từng câu trả lời và sự hướng dẫn của đồng nghiệp. Vì vậy, hãy ngừng sợ hãi và tập đối mặt với những điều mới.

Làm quen với đồng nghiệp

Hãy bắt đầu tạo dựng các mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty, trước nhất là những người trực tiếp làm việc với bạn. 

Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có một ai đó làm điểm tựa tinh thần tại văn phòng. Họ sẽ không chỉ giúp bạn kết nối với những động nghiệp khác một cách nhanh chóng, mà còn hỗ trợ bạn giải quyết những vướng mắc khi còn bỡ ngỡ với công việc mới. 

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Thích Nghi Với Môi Trường Mới?

Quản lý thời gian hiệu quả

Điều quan trọng khi bắt đầu một công việc mới chính là quản lý và sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả. Tâm lý người mới đi làm sẽ khiến bạn dễ trở nên mệt mỏi và áp lực hơn. Vì vậy, đừng để công việc lấn áp cuộc sống của bạn trong khoảng thời gian đầu.

quan ly thoi gian hieu qua
© Freepik.com

Để tránh tình trạng không hoàn thành công việc đúng thời hạn, bạn cần lên danh sách tất cả các công việc cần làm và phân bổ thời gian hoàn thành chúng thật hợp lý.

Đừng đem việc về nhà trong những ngày bắt đầu công việc mới. Điều này sẽ vô hình chung mang lại cho bạn nhiều áp lực, khiến bạn dễ cảm thấy nản chí và mệt mỏi hơn trong những ngày đầu.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả?

Liên tục cập nhật và chia sẻ công việc cùng sếp

Nhiều nhân viên mới có thể cảm thấy e ngại khi nói về cảm xúc của mình hoặc yêu cầu sự giúp đỡ từ sếp. Thế nhưng, giao tiếp là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp cải thiện tâm lý người mới đi làm của mình.

cap nhat va chia se cong viec
© Freepik.com

Hãy thường xuyên cập nhật tiến độ công việc, cũng như trao đổi những thắc mắc với người trực tiếp hướng dẫn hoặc trực tiếp đánh giá hiệu suất công việc của bạn.

Hãy cho họ biết những vấn đề bạn đang gặp phải, ví dụ như quá tải với công việc, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý một việc nào đó.

Đừng ngần ngại chia sẻ vì sếp của bạn luôn mong muốn được giúp đỡ nhân viên của mình vượt qua giai đoạn khởi đầu khó khăn. Và để làm được điều đó, họ cần lắng nghe để hiểu về tình trạng của bạn.

Tránh xa các “drama” chốn công sở

Bạn có thể cởi mở và chia sẻ với tất cả mọi người vì đây là điều nên thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn đang được cung cấp các thông tin xấu về doanh nghiệp hay lôi kéo cô lập một người khác, hãy tìm cách thoát khỏi cuộc trò chuyện này. 

drama cong so
© Freepik.com

Khi bắt đầu công việc mới, những nhiệm vụ và kiến thức phải học hỏi đã khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Vì vậy, đừng khiến mình mệt mỏi thêm với những thông tin và cảm xúc tiêu cực từ những người khác, kể cả khi bạn phải làm việc với người khó tính hay người quá soi mói.

Những người xây dựng công ty luôn mong muốn có môi trường làm việc lành mạnh. Nếu bạn muốn đảm bảo một môi trường phát triển tốt cho bản thân, hãy bỏ ngoài tai những thông tin đó và làm tốt trách nhiệm của mình.

Đọc thêm: 6 Cách Giải Tỏa Căng Thẳng Hiệu Quả

Ghi chú lại các thông tin quan trọng

Bạn nên chuẩn bị một quyển sổ và một tập giấy ghi chú để lưu lại những thông tin cần thiết hay những công việc cần hoàn thành.

Rất khó để có thể nhớ hết mọi thứ được truyền đạt, đặc biệt là khi mới bắt đầu công việc mới. Vì vậy, hãy tỉ mỉ ghi lại chúng để tránh việc hỏi đi hỏi lại người khác quá nhiều lần. 

Lo lắng khi bắt đầu công việc mới là điều dễ thông cảm. Đừng hoang mang hay thất vọng khi mình không thể nhanh chóng bắt kịp. Bạn chỉ cần tìm ra được vấn đề đang mắc phải là có thể giải quyết được chúng thật dễ dàng. Hãy luôn sẵn sàng tinh thần để đối mặt với nỗi sợ hãi và thách thức từ công việc nhé!

Lời kết

Từ cách tìm được công việc hợp với bản thân nhất, cách hoà hợp với môi trường làm việc cho tới những dấu hiệu nên thay đổi công việc, Kabala Career sẽ hỗ trợ bạn trong những bước quan trọng nhất trong sự nghiệp. Đừng quên tìm đến các chia sẻ của Kabala Career Việt Nam bạn nhé!


Vượt Qua Nỗi Lo Lắng Khi Bắt Đầu Công Việc Mới Với 7 Bí Quyết Sau!
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)