8 Điều Nên Hỏi Trong Ngày Đầu Đi Làm Ở Công Ty Mới

“Nhân viên mới nên làm gì?” chắc hẳn là câu hỏi thường trực trong đầu bạn trong ngày đầu đi làm. Bắt đầu một công việc mới là lúc bạn phải sẵn sàng thể hiện bản thân để chứng minh năng lực với cấp trên; nhất là trong thời gian thử việc.

Để bắt nhịp với công việc càng sớm càng tốt; đừng ngại đưa ra những câu hỏi về kiến thức hoặc những thông tin cơ bản để biết mình phải làm gì. Dưới đây là 8 câu hỏi bạn nên hỏi quản lý của mình vào ngày đầu đi làm.

Tôi phải chuẩn bị những gì trước khi đi làm?

Thông thường các công ty đều sẽ có bộ phận nhân sự thông báo cho nhân viên về giấy tờ; thủ tục cần thiết trước khi đi làm. 

cần chuẩn bị gì cho ngày đầu mới đi làm?
© Freepik.com

Tuy nhiên, nếu bộ phận nhân sự của công ty bạn sơ suất quên điều này, hoặc bạn vẫn chưa rõ ràng về bất kỳ điểm nào, hãy chủ động hỏi trực tiếp người quản lý của mình. 

Một cách khác là bạn có thể liên lạc với người phụ trách tuyển dụng vị trí của bạn để biết mình cần phải mang giấy tờ; làm thủ tục gì trước và trong ngày đầu đi làm.

Đọc thêm: Ngày đầu tiên đi làm nên chuẩn bị gì? Chuẩn bị kỹ sẽ giúp bạn tránh được Stress khi mới đi làm

Công ty có nguyên tắc, yêu cầu đặc biệt nào đối với nhân viên không?

Một số công ty có thể sẽ có vài yêu cầu đặc biệt với trang phục của nhân viên. Ví dụ như không được mặc áo phông; quần bò; không được mặc áo quá sáng màu hay in hình thù trẻ con; phải mặc áo sơ mi có cổ; chân váy dài qua đầu gối, v.v.

Bạn nên hỏi người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự tất cả những điều cần chú ý để tránh phạm sai lầm hay gây ra ấn tượng không tốt cho cấp trên và đồng nghiệp ngay ngày đầu đi làm.

Tôi sẽ thường xuyên làm việc với ai, bộ phận nào?

Mặc dù bạn đã được làm quen với quản lý bộ phận mà mình ứng tuyển, đó chưa chắc sẽ là người bạn thường xuyên làm việc cùng; mà có thể sẽ là các đồng nghiệp đồng cấp cùng bộ phận; hoặc thậm chí là từ bộ phận khác. 

ngày đầu đi làm
© Freepik.com

Vì vậy, hãy hỏi người quản lý của mình trong ngày đầu đi làm về việc ai sẽ là những người hợp tác mật thiết với bạn trong công việc hằng ngày; cũng như mong muốn được kết nối với những đồng nghiệp đó để chào hỏi trước.

Nắm rõ được các nhân tố, bộ phận mà mình thường xuyên phải kết hợp làm việc sẽ giúp bạn hình dung công việc mới cụ thể, chi tiết hơn.

Đồng thời, điều này cũng giúp bạn biết cách duy trì mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp đó để có kế hoạch làm việc đạt kết quả tốt nhất.

Công ty có đào tạo, hoặc cung cấp tài liệu nào phục vụ công việc không?

Không phải lúc nào bạn cũng sẽ được yêu cầu phải tìm hiểu tư liệu liên quan đến công việc trước ngày đầu đi làm. 

Tuy nhiên, để thể hiện sự quan tâm và cũng để dễ dàng bắt nhịp với công việc hơn, bạn có thể đặt câu hỏi để có được những tài liệu liên quan tới công việc sau này và đọc trước. 

Điều này cũng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt cho cấp trên và cho thấy bạn thực sự nghiêm túc; mong muốn gắn bó với công việc.

Công ty có cung cấp các vật dụng, thiết bị phục vụ công việc hay không?

Văn phòng phẩm, máy tính, tủ đựng tài liệu là những vật dụng cần thiết cơ bản phục vụ công việc.

Ngoài ra, một số thiết bị hay phần mềm đặc thù liên quan tới các công việc chuyên môn như phần mềm thiết kế, máy ảnh, v.v. cũng nên được quan tâm trước ngày đầu đi làm.

câu hỏi cần chuẩn bị vào ngày đầu làm việc
© Freepik.com

Bạn cần hỏi để biết liệu công ty có cung cấp toàn bộ các vật dụng hay công cụ làm việc cần thiết hay không? Nếu không thì bạn sẽ cần phải tự chuẩn bị những gì. 

Ví dụ như, một số công ty thường yêu cầu nhân viên phải có laptop riêng, hoặc sẽ không chủ động cung cấp văn phòng phẩm nếu nhân viên không yêu cầu.

Sự chuẩn bị chu đáo các sẽ giúp ngày đầu đi làm của bạn suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Tôi có thể tìm gặp ai để học hỏi và được hướng dẫn làm quen với công việc?

Thời gian đầu khi mới đi làm, người quan trọng nhất bạn cần tạo mối quan hệ tốt chính là người hướng dẫn trực tiếp của bạn. 

Người này có thể là quản lý, cũng có thể là một đồng nghiệp đi trước dày dạn kinh nghiệm hơn và được bổ nhiệm để hỗ trợ công việc cho bạn. 

Đây cũng sẽ là người giúp bạn vượt qua được những băn khoăn và bỡ ngỡ, rằng nhân viên mới nên làm gì, trong khoảng thời gian làm quen với công việc mới.

Ngoài đơn thuần biết tên người hướng dẫn này, bạn cũng nên hỏi quản lý một vài đặc điểm sơ lược về tính cách và phong cách làm việc của người đó để dễ hòa nhập với họ hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng làm quen trong giao tiếp nơi công sở

Công ty đánh giá năng lực nhân viên như thế nào?

Bộ phận nhân sự sẽ là nơi cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách đánh giá hay quy trình đánh giá năng lực của công ty. Tuy nhiên, quản lý trực tiếp của bạn cũng có thể thay đổi một số tiêu chí trong quy trình đánh giá. 

Để biết chính xác năng lực làm việc của mình sẽ được đánh giá dựa trên những yếu tố, tiêu chí cụ thể nào, hãy hỏi trực tiếp người quản lý ngay trong ngày đầu đi làm.

Tôi có thể hỏi đánh giá của anh/chị về năng lực của mình không?

Tất nhiên bạn không cần đặt câu hỏi này vào ngày đầu đi làm. Tuy nhiên, sau tuần đầu làm việc, bạn nên chủ động hỏi người quản lý những đánh giá của họ về thái độ và năng lực làm việc của bạn cùng những yếu tố bạn cần cải thiện. 

cách đặt câu hỏi khi đi làm ngày đầu tiên
© Freepik.com

Từ đó bạn sẽ biết mình đang làm tốt hay dở để tiếp tục phát huy hoặc điều chỉnh những điểm chưa tốt.

Chủ động hỏi cấp trên về đánh giá của họ dành cho bạn cũng thể hiện sự cầu tiến và thái độ làm việc nghiêm túc của bạn.

Đặt câu hỏi luôn là điều cần thiết bất kể lúc bạn đi học hay khi bước ra xã hội và đi làm. Và đó cũng chính là cách nhanh nhất để trả lời cho câu hỏi “nhân viên mới nên làm gì?”. 

Cấp trên của bạn có thể cũng luôn mong đợi những câu hỏi từ bạn để họ có thể đánh giá mức độ nghiêm túc và nhiệt tình với công việc mới của bạn ra sao. Chính vì thế, đừng ngần ngại đặt câu hỏi, vì chúng sẽ giúp bạn phát triển và làm việc hiệu quả hơn.


8 Điều Nên Hỏi Trong Ngày Đầu Đi Làm Ở Công Ty Mới
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)