
Nhiều công ty đang xem xét lại các cam kết trước đây cho phép nhân viên làm việc ở nhà toàn hoặc bán thời gian.
Các tập đoàn lớn thuộc nhiều ngành khác nhau như Disney, Twitter hay Starbucks lại đang yêu cầu nhân viên dành nhiều thời gian hơn ở văn phòng.
Theo một báo cáo từ tháng 1 năm 2023 của Monster, một nửa số nhà tuyển dụng nói rằng làm việc linh hoạt mang lại hiệu quả tích cực cho công ty của họ. Trong khi đó, 33% những công ty đã áp dụng hình thức làm việc từ xa hoặc hybrid lâu dài từ hơn một năm trước đã thay đổi suy nghĩ trong thời điểm hiện tại.
Marc Benioff, CEO của Salesforce là một trong số các lãnh đạo đi ngược lại với số đông sớm nhất sau khi áp dụng mô hình làm việc từ xa và đưa ra chỉ trích về việc tiến hành “trở lại văn phòng làm việc” (Return-to-office – RTO).
Salesforce là một công ty công nghệ tiên phong khi nói với nhân viên rằng họ không cần phải trở lại văn phòng làm việc với tuyên bố “Ngày làm việc từ 9h đến 5h chấm dứt” và triển khai mô hình làm việc linh hoạt vĩnh viễn vào năm 2021.
Tuy nhiên, vào đầu tháng này, trò chuyện trên podcast “On With Kara Swisher”, Marc Benioff lại chia sẻ rằng những nhân viên mới sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ đến văn phòng, gặp gỡ mọi người, được giới thiệu và được đào tạo.
Trong các báo cáo mới nhất, vị CEO này cũng khẳng định rằng Salesforce sẽ yêu cầu nhân viên tăng thời gian làm việc tại văn phòng.
Trước những lo ngại về suy thoái kinh tế và và tình trạng sa thải gia tăng, các nhà lãnh đạo bắt và công ty có thể bắt đầu nắm bắt cơ hội này để đưa nhân viên của họ quay trở lại văn phòng.
Các chủ doanh nghiệp đang quay trở lại với trách nhiệm to lớn
Niềm tin của người lao động đang bị lung lay bởi lo lắng về lạm phát và cắt giảm việc làm mặc dù thị trường lao động vẫn vô cùng khan hiếm với gần 1.9 triệu vị trí việc làm chưa tìm được người phù hợp.
Trong khi đó, các nhà quản lý nhận định họ có nhiều lợi thế hơn khi đàm phán với ứng viên, đặc biệt là về các chính sách làm việc tại văn phòng, theo Kathy Kacher, chủ tịch của Career/Life Alliance Services.
Bà giải thích thêm rằng trong cuộc chiến tranh giành để giữ chân nhân viên, các giám đốc điều hành e ngại việc yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng bởi vì nhiều người đã tỏ rõ sự chán ghét của họ đối với hình thức này. Họ lo ngại việc mất đi nhiều nhân tài.
Susan Vroman, giảng viên quản lý tại Đại học Bentley, cho biết đối với một số công ty, các biện pháp hỗ trợ làm việc từ xa được triển khai khi bắt đầu đại dịch Covid-19 là biện pháp khẩn cấp chứ không phải biện pháp lâu dài.
Giờ đây, khi Covid-19 đã trở thành bệnh đặc hữu, các nhà quản lý mới cảm thấy thoải mái hơn khi yêu cầu nhân viên tiếp tục đi làm tại văn phòng như trước đây.
Và khi có càng nhiều lãnh đạo và công ty quay trở lại mô hình này, hiệu ứng kéo theo hàng loạt các công ty khác làm tương tự rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên,
Nhân viên có thể nghỉ việc vì yêu cầu trở lại làm việc tại văn phòng
Làn sóng “Great Resignation” có thể dấy lên một lần nữa nếu nhân viên bị buộc phải “back to office”.

Theo một báo cáo của Future Forum (đã khảo sát hơn 10.000 công nhân giữa tháng 11 và tháng 12 năm 2022), những nhân viên không tin vào sự minh bạch trong chính sách làm việc từ xa của công ty họ có nguy cơ nghỉ việc gấp 2.3 lần so với những nhân viên hài lòng với thông điệp mà họ nhận được từ công ty.
Nhìn chung, 59% nhân viên sẵn sàng sớm tìm kiếm một công việc mới — nhưng 75% trong số những người không hài lòng với mức độ linh hoạt mà công việc mang lại cho biết họ đang có kế hoạch tìm một công việc mới trong năm tới.
Theo Wall Journal Street, các việc làm từ xa đang giảm dần. Vào tháng 12 năm 2022, các công việc từ xa chiếm chưa đến 14% các bài đăng được quảng cáo trên LinkedIn, giảm 20,6% so với tháng 3 năm 2022.
Mặc danh sách công việc từ xa giảm dần, số lượng người làm việc từ xa lại tăng nhẹ trong những tháng gần đây. Khảo sát mới nhất của Workforce Confidence Index cho biết trong số 5,860 chuyên gia người Mỹ tham gia khảo sát từ 14/1 – 27/1/2023, 28% người cho biết họ chủ yếu làm việc từ xa (con số này vào tháng 11/2022 là 25%).
Quá sớm để kết luận rằng con số này sẽ còn tăng lên.
Dan Kaplan – một đối tác khách hàng cao cấp của công ty tư vấn quản lý Korn Ferry nói rằng “Nếu năm công ty công nghệ lớn nói với nhân viên rằng họ phải làm việc năm ngày mỗi tuần và ba đối thủ cạnh tranh khác nói rằng họ sẽ cho phép bạn làm việc ở bất cứ đâu, thì mọi người sẽ đổ xô đến những công ty cho phép làm việc linh hoạt. Nhưng nếu tất cả các công ty đều nói rằng: ‘thời gian để đến văn phòng năm ngày một tuần’ thì người lao động sẽ mất quyền tự do lựa chọn.”
Mặc dù vậy, các công ty cũng có thể biến việc nhân viên nghỉ việc do yêu cầu trở lại làm việc tại văn phòng thành lợi ích khi họ không phải sa thải hàng loạt hoặc cắt giảm nhân sự.
Đây là giải pháp hữu ích cho các công ty không muốn đối mặt với phản ứng dữ dội của nhân viên vì bị sa thải đồng thời muốn cắt giảm chi phí.
Dù thực hiện mô hình làm việc từ xa hay tại văn phòng, sự minh bạch vẫn là yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên và tạo lòng tin cho họ.
Kaplan gợi ý rằng giữa công ty và nhân viên nên có sự trao đổi rõ ràng để đưa ra một lịch làm việc linh hoạt. Đồng thời công ty cũng nên cho phép nhân viên làm việc tại nhà vào một số ngày nhất định trong tuần/tháng.
“Cuối cùng thì trở lại văn phòng làm việc là một cuộc đàm phán giữa nhân viên và cấp trên. Cả hai sẽ không có được kết quả như mong muốn nếu không có được sự đồng thuận.”
Về phía người lao động, nếu đang làm việc từ xa toàn thời gian hoặc bán thời gian, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho những thông báo mới về việc quay lại văn phòng làm việc. Trao đổi rõ ràng và thẳng thắn với cấp trên về nguyện vọng của bạn sẽ có ích hơn là âm thầm chống đối.
Bài viết bởi CNBC và được biên dịch bởi Kabala Career.
Các CEO Đang Âm Thầm Xem Xét Lại Mô Hình Làm Việc Từ Xa – Một Động Thái Có Thể Được Nhiều Công Ty Hưởng Ứng
Nguồn: glints.com