Cách Rút Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Lưu Ý Quan Trọng

Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động tại Việt Nam. Có những hiểu biết nhất định về loại bảo hiểm bắt buộc này sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ quyền và nghĩa vụ của bản thân trong suốt quá trình thực hiện các hợp đồng lao động chính thức.

Thông qua bài viết dưới đây, Kabala Career sẽ giới thiệu đến bạn cách rút tiền bảo hiểm xã hội và một số lưu ý quan trọng về vấn đề thủ tục. 

Bảo hiểm xã hội là gì?

Trước khi tìm hiểu cách rút tiền bảo hiểm xã hội, bạn cần hiểu rõ về loại hình phúc lợi này. Theo Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014, thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” được định nghĩa như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các trường hợp và điều kiện được quyền rút tiền bảo hiểm xã hội

Trước hết, hãy cùng Kabala Career tìm hiểu những trường hợp cụ thể được quyền rút tiền bảo hiểm xã hội. Dựa trên các quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, các đối tượng dưới đây được quyền hưởng hoặc rút tiền bảo hiểm xã hội:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
Rút tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần

Đọc thêm: Bị Sa Thải Có Được Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội? Chuẩn Bị Hồ Sơ Hưởng BHXH Một Lần

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 

Tiếp theo, Kabala Career sẽ giúp bạn hiểu cách tính tiền bảo hiểm xã hội. Dựa trên Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Cách tính tiền BHXH

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBX, có một vài thông tin đáng lưu ý về cách tính tiền như sau:

Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

Đọc thêm: Cách Tính Bảo Hiểm Thất Nghiệp Chính Xác Nhất

Thủ tục và hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Nhà nước, hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:

  • Sổ Bảo hiểm xã hội
  • Đơn xin hưởng hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần (mẫu 14-HSB)
  • Các giấy tờ cần thiết giúp bạn chứng minh mình đủ điều kiện rút bảo hiểm xã hội dựa trên các điểm a, c, d khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP (theo hướng dẫn tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014 và Điều 20 quyết định 636/QĐ-BHXH).
thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội
Thủ tục rút tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần

Sau khi đã tập hợp đủ các giấy tờ cần thiết, thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội một lần sẽ tiến hành như sau:

  • Nơi nộp: cơ quan Bảo hiểm xã hội tại quận/huyện, tỉnh, nơi cư trú dựa trên sổ Bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian giải quyết:
    • Khoản 4, điều 110, Luật BHXH 2014 quy định về thời gian giải quyết như sau:
    • “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Kết luận 

Vậy là Kabala Career đã cùng bạn tìm hiểu cách rút tiền bảo hiểm xã hội cũng như các hồ sơ và điều kiện liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các quyền lợi cơ bản của người lao động. Nếu có hứng thú với các chủ đề trên, hãy cùng đón đọc các bài viết tương tự tại Blog của Kabala Career nhé!


Cách Rút Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Lưu Ý Quan Trọng
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)