Trong thời đại công nghệ số và sự bùng nổ của nền kinh tế chia sẻ, một thuật ngữ mới đã xuất hiện và đang được sử dụng ngày càng phổ biến – đó chính là “gig work”. Vậy Gig work là gì? Cùng Kabala Career tìm hiểu ngay về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Gig work là gì?
Gig job là gì? Gig work dùng để chỉ các công việc mang tính độc lập cao. Các công việc này không bắt buộc người lao động và doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động chính thức. Khác với các công việc truyền thống, Gig work không cố định địa điểm và thời gian hoàn thành công việc. Sau khi kết thúc dự án, người đi thuê sẽ trả phí cho gig worker.
Gig work cũng có thể coi như là một side hustle, người lao động vừa có thể gia tăng thêm thu nhập vừa có thể cải thiện kỹ năng của mình.
Gig worker tìm việc ở đâu? Họ có thể tìm việc trên các nền tảng tìm kiếm việc làm tự do như Kabala Career, Upwork, v.v; qua các mối quan hệ người quen giới thiệu; v.v. Thông thường phần lớn cơ hội nghề nghiệp đến từ nỗ lực tìm kiếm của bản thân người lao động.
Gig worker được trả lương như thế nào?
Bạn đã hiểu về “Gig work là gì?” trong phần trên nhưng bạn có biết họ tính lương của mình như thế nào chưa? Dưới đây là một vài cách tính lương phổ biến của gig worker:
- Tính theo giờ: Một vài người lao động sẽ theo dõi công việc của mình theo giờ và tính chi phí dựa trên thời gian hoàn thành công việc. Cách tính lương này sẽ giúp freelancer tránh tình trạng bán rẻ giá trị bản thân.
- Giá cố định: Người lao động sẽ đặt một mức giá cố định cho sản phẩm và dịch vụ của mình mà không cần tính toán đến thời gian hoàn thành nó. Cách tính lương này phù hợp với freelancer đã có nhiều kinh nghiệm, họ có khả năng tính toán giá trị công việc tốt.
- Mức giá hỗn hợp: Nhân viên hợp đồng có thể kết hợp hai phương thức tính giá theo giờ và tính giá cố định. Chẳng hạn, một writer tính giá cố định theo một bài viết, và tính giá theo giờ cho mỗi lần hiệu chỉnh.
Các kiểu Gig work
Như đã chia sẻ trong phần trên Gig work dùng để chỉ những công việc có tính chất tự do, người lao động và doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau mà không cần phải ký hợp đồng lao động chính thức.
Dưới đây là một vài hình thức Gig work thường gặp:
- Freelancer
- Consultant
- Nhân viên hợp đồng độc lập
- Nhân viên thời vụ
Ưu nhược điểm của Gig work
Gig work đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là gen Z. Cùng Kabala Career tìm hiểu ngay những ưu nhược điểm của hình thức này nhé.
Ưu điểm của Gig work
- Tính độc lập cao, người lao động có thể chủ động hoàn toàn trong việc hoàn thành công việc của mình.
- Tính linh hoạt cao, người lao động có thể tự do lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc miễn sao có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Tính đa dạng cao, khi làm việc như một người cung cấp dịch vụ bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều thứ. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm và kinh nghiệm mới. Chẳng hạn, khi bạn làm một content writing freelancer bạn có thể tiếp xúc với đa dạng lĩnh vực và nội dung.
- Cho phép bạn theo đuổi đam mê của mình, công việc tự do cho phép bạn thực hiện những dự án và lĩnh vực mà mình quan tâm.
Những nhược điểm của Gig work
- Giới hạn trong chính sách phúc lợi: Khác với một nhân viên chính thức gig worker có ít cơ hội được nhận chính sách phúc lợi của nhân viên hơn.
- Nguy cơ bị burnout: Do tính tự do của công việc, đôi khi gig worker dành nhiều thời gian hơn để thực hiện công việc điều này có thể gây nên tình trạng kiệt sức cho họ.
- Thu nhập bấp bênh: Như một nhà cung cấp dịch vụ độc lập, bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều gig worker khác. Do đó, đôi khi nguồn thu nhập của bạn sẽ không được ổn định.
- Tự chi trả các khoản thuế và bảo hiểm xã hội: Khi làm các công việc truyền thống, các doanh nghiệp sẽ đóng thuế TNCN và bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Nhưng khi là một gig worker bạn sẽ phải thực hiện các điều này.
Cơ hội tìm kiếm các Gig work hiện nay
Tìm kiếm Gig work có khó không? Câu trả lời sẽ được đề cập đến ngay trong phần dưới đây.
- Lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin: Đây là một lĩnh vực tiềm năng để bạn tìm kiếm các công việc tự do.
- Viết lách: Có thể nói, đây là một công việc tương đối phổ biến được nhiều người lựa chọn để trở thành một gig worker. Bạn có thể trở thành một content writer, content creator; copywriter, nhà văn, nhà báo, v.v.
- Thiết kế đồ họa: Đây cũng là một lĩnh vực phổ biến cho phép người lao động có thể tìm kiếm các công việc tự do.
- Lĩnh vực tài chính: Một vài gig work phổ biến có thể kể đến như: trợ lý kế toán, tư vấn tài chính, v.v.
- Giáo viên: Nếu sở hữu kĩ năng sư phạm tốt, tại sao bạn không bắt đầu một công việc tự do bằng việc mở các lớp học do chính mình đứng lớp.
Đọc thêm: Permalancer Là Gì? Có Gì Khác Với Vị Trí Freelancer?
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về gig work mà Kabala Career muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “Gig work là gì?”, cũng như nhiều thông tin giá trị về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Kabala Career và mọi người cùng biết nhé.
Gig Work Là Gì? Xu Hướng Việc Làm Phổ Biến Hiện Nay
Nguồn: glints.com