Học Ngành Khoa Học Môi Trường Có Dễ Xin Việc?

Bạn yêu thích môi trường và đam mê ngành Khoa học Môi trường với tầm nhìn đem lại một môi trường sống an toàn, bền vững. Tuy nhiên, bạn không biết học ngành Khoa học Môi trường có dễ xin việc hay không.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Kabala Career về ngành Môi trường, cơ hội nghề nghiệp, mức lương, v.v.

Khái niệm ngành Khoa học Môi trường

Ngành Khoa học Môi trường là ngành học đào tạo và nghiên cứu về các vấn đề của tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và môi trường, qua đó tìm ra các biện pháp tốt hơn để bảo vệ và cải thiện môi trường sống.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra vô cùng phức tạp và tác động xấu tới cuộc sống con người. Do đó, các công việc liên quan đến Khoa học Môi trường luôn được coi trọng và ưu tiên.

Khoa học Môi trường là một ngành học đang được rất nhiều các bạn học sinh lựa chọn làm chuyên ngành học chính trong 4 năm học đại học và gắn bó với công việc này trong tương lai.

ngành khoa học môi trường
Khoa học môi trường là ngành như thế nào?

Học ngành Khoa học Môi trường có dễ xin việc?

Học ngành Khoa học Môi trường sau này làm gì và tiềm năng của ngành học này như thế nào là câu hỏi được rất rất nhiều bạn học sinh, các bậc phụ huynh quan tâm trước khi đăng ký nguyện vọng. 

Ngay sau khi tốt nghiệp ngành môi trường tại các trường đại học, cao đẳng sinh viên có thể lựa chọn đa dạng các công việc liên quan đến ngành học này như: Nhà Khoa học Môi trường, kỹ sư môi trường, nhà sinh thái môi trường, nghiên cứu, quản lý, chuyên viên, kỹ sư, v.v.

Nhà Khoa học Môi trường

Công việc chính của một nhà Khoa học Môi trường là nghiên cứu các đặc tính của thành phần môi trường bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo.

Người làm Khoa học Môi trường sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu sự tác động và mối quan hệ giữa con người và môi trường.

Bên cạnh đó, họ lên kế hoạch và tư vấn cho các doanh nghiệp vừa hoạt động hoạt động kinh doanh hiệu quả vừa bảo vệ môi trường.

Đọc thêm: Nhân viên EHS là gì?

Kỹ sư môi trường

Một kỹ sư môi trường sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường và thiết kế ra các quy trình xử lý ô nhiễm, đánh giá, khảo sát, tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Kỹ sư môi trường sẽ tham gia trực tiếp vào từng công đoạn tại nhà máy, cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo hệ thống máy móc được vận hành chỉn chu nhất.

Nhà sinh thái môi trường

Nhà sinh thái môi trường các công việc chính là bảo tồn các động thực vật hoang dã bằng các hình thức như tuyên truyền, vận động, giáo dục và đấu tranh để bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm bị săn bắn và khai thác trái quy định.

nghe nghiep nganh moi truong
Nghề nghiệp khoa học môi trường đóng vai trò rất quan trọng.

Ra trường ngành Khoa học Môi trường làm việc ở đâu?

Trong giai đoạn 2020 – 2025, theo công bố từ Tổng Cục Thống Kê cho thấy, thị trường lao động sẽ cần tối thiểu 50.000 nhân lực cho ngành Khoa học Môi trường nhằm khắc phục các vấn đề về môi trường. Ngành Khoa học Môi trường là một trong 8 ngành có nhu cầu nhân lực cao.

Có thể thấy, đây là một trong những lý do khiến ngành học này là một trong những ngày học có sức hút lớn. Sinh viên sau khi ra trường có thể chọn làm việc tại các đơn vị khác nhau như:

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường có thể làm việc tại: Bộ Khoa học công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường và Chi cục bảo vệ môi trường tại các địa phương.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay các công tư vấn và cung cấp các giải pháp về môi trường.
  • Hoạt động tại Tổ chức phi chính phủ (NGO) trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
  • Đối với các bạn sinh viên có đam mê với nghề giáo cũng có thể lựa chọn trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học và giảng dạy về ngành môi trường.
  • Làm việc tại viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo vệ môi trường hay tại các khu công nghiệp, trạm quan trắc môi trường, v.v..
  • Ngoài ra, các tân kỹ sư có thể áp dụng những kiến thức mình học có thể tự khởi nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành học.

Qua đây, có thể giúp bạn tự trả lời cho câu hỏi học ngành Khoa học Môi trường có dễ xin việc không, thông qua những cơ hội việc làm rộng mở tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và tổ chức Chính phủ.

Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay

Mức lương ngành Khoa học Môi trường

Mức lương của ngành Khoa học Môi trường bao nhiêu – đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm từ các bạn đang tìm hiểu về ngành học cho tới các bạn đang theo học ngành Khoa học Môi trường.

Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động có thấy mức lương của từng vị trí, trung bình tiền lương một năm:

  • Kỹ sư môi trường có mức lương trung bình dao động khoảng $78,740/năm.
  • Kỹ thuật viên Khoa học Môi trường có mức lương trung bình dao động khoảng $41,380/năm.
  • Nhà tư vấn Khoa học Môi trường có mức lương trung bình dao động khoảng $61,700/năm.

Tuy nhiên, để đạt được mức lương như trên bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Mức lương đối với một sinh viên vừa mới ra trường dao động trong khoảng 4 -5 triệu đồng/ tháng; đối với ứng viên đã có 2 – 3 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động 7- 9 triệu đồng trên một tháng; đối với người lao động có từ 4 – 5 kinh nghiệm thì mức lương tối thiểu 11 triệu đồng trên tháng.

Học ngành Khoa học Môi trường ở đâu?

Là một ngành học có sức hút lớn bởi cơ hội nghề nghiệp và có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sống của nhân loại.

Vậy các bạn học sinh có thể học ngành này tại đâu, để Kabala Career chia sẻ cho bạn các trường đào tạo ngành Khoa học Môi trường.

Trường đại học đào tạo ngành Khoa học Môi trường tại Hà Nội

  • Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội 
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
  • Trường Đại học Mỏ Địa Chất
  • Trường Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) 
  • Viện Đại Học Mở Hà Nội 
  • Trường Đại Học Thành Tây 
  • Trường Đại Học Nguyễn Trãi – Đại Học Hòa Bình 
  • Trường Đại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1)  
  • Trường Đại Học Dân lập Phương Đông 
  • Trường Đại Học Xây dựng Hà Nội 
  • Trường Đại học Thành Đô 
  • Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội 
  • Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 

Trường đại học đào tạo ngành Khoa học Môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh 

  • Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh 
  • Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng 

Trường đại học đào tạo ngành Khoa học Môi trường tại miền Trung: 

  • Trường Đại học Bách Khoa 
  • Trường Đại học Kinh Tế Nghệ An 
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Đại học Đà Nẵng 

Với đa dạng các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, các bạn học sinh có thể lựa chọn các trường đại học phù hợp với bản thân nhất.

Những năm gần đây, các trường đại học có chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kỹ thuật môi trường được áp dụng theo hai phương thức:

  •  Xét tuyển bằng tốt nghiệp THPT quốc gia và chứng chỉ học bạ.
  •  Xét theo kết quả điểm bằng tốt nghiệp THPT quốc gia. Các bạn đạt số điểm từ 18 – 22 điểm là đã có cơ hội trở thành tân sinh viên ngành Khoa học Môi trường.

Đọc thêm: Một Số Kinh Nghiệm Xin Việc Ngành Môi Trường

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về ngành Khoa học Môi trường mà Kabala Career muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn về học ngành Khoa học Môi trường có dễ xin việc không và cung cấp cho bạn một góc nhìn tổng quan về ngành học thú vị này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Kabala Career giải đáp chi tiết giúp bạn nhé.


Học Ngành Khoa Học Môi Trường Có Dễ Xin Việc?
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)