
Passive aggressive là một dạng hành động, thái độ “giận cá chém thớt” khá hay gặp ở môi trường đi làm. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề với những người có tính cách này, bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách đối mặt với họ.
Passive aggressive là gì?
Passive aggressive là “gây hấn thụ động”, có nghĩa là cách thể hiện cảm xúc tiêu cực gián tiếp thay vì trực tiếp đề cập và giải quyết khi có vấn đề. Ví dụ, một người passive aggressive là khi họ ngoài mặt thì tỏ ra đồng ý với bạn khi bàn bạc công việc, nhưng lại thể hiện sự không đồng tình qua hành động như cố tình chậm deadline hoặc không làm theo ý kiến đóng góp của bạn.
Tính cách passive aggressive hiện diện ở rất nhiều bối cảnh. Chắc hẳn bạn đã gặp những người thể hiện thái độ bằng mặt không bằng lòng như trên, và cách thể hiện cảm xúc này sẽ để lại nhiều hệ luỵ.

Đọc thêm: 1001 Bí Kíp Làm Việc Với Người Khó Tính
Dấu hiệu của passive aggressive ở nơi công sở
Một số dấu hiệu để bạn nhận biết có người đang gây hấn thụ động có thể bao gồm:
- Nói một đằng, nhưng thái độ và tông giọng một nẻo
- Liên tục gây cản trở công việc của bạn
- Thái độ hằn học, chống đối, giận dỗi
- Đồng ý nhưng không làm
- Không trực tiếp đối thoại: Họ tránh nói trực tiếp về những vấn đề gây khó chịu cho họ.
- Hay nói ẩn ý: Họ thường sử dụng ngôn từ mà có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, điều này có thể gây hiểu lầm hoặc tạo ra mâu thuẫn không cần thiết.
- Trì hoãn, không hoàn thành công việc:
- Phàn nàn gián tiếp: Thay vì nêu ra vấn đề một cách trực tiếp, họ chọn phàn nàn với người khác dù biết điều tiếng có thể đến tai bạn
- Tránh giao tiếp: Người có thái độ gây hấn thụ động thường tránh giao tiếp hoặc trả lời tin nhắn, email, hoặc cuộc gọi điện thoại đến từ ngườ i làm họ không hài lòng
Đối phó với những người hay gây hấn thụ động
Cách đối mặt với những người passive aggressive là gì? Dưới đây là một số gợi ý từ Kabala Career để giúp bạn đối phó với tình huống này:
Giữ thái độ chuyên nghiệp
“Lấy độc trị độc” lúc này e rằng sẽ phản tác dụng. Kể cả khi bạn đã trở thành mục tiêu của họ, bạn vẫn nên giữ thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp khi làm việc hay giao tiếp với họ.

Trò chuyện rõ ràng
Khi bạn nhận ra dấu hiệu passive aggressive từ họ, bạn nên đối thoại trực tiếp thay vì thể hiện sự tức giận. Bạn nên hiểu rõ nguyên nhân khiến họ có thái độ như vậy, đồng thời lắng nghe họ nếu họ muốn chia sẻ tại sao họ có thái độ tiêu cực.
Thay vì tức giận, hãy giữ sự kiên nhẫn và bình tĩnh đối diện với tình huống này. Đây chính là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý cảm xúc, cực kỳ quan trọng với bất kỳ nhân viên hoặc người quản lý nào.
Tập trung vào công việc
Thay vì để hành động của họ chi phối cảm xúc của mình, bạn nên tập trung vào mục tiêu lớn hơn, đó là nhiệm vụ và kết quả công việc.
Nếu bạn không thể hoà giải
Sự thật là có những người có EQ rất thấp. Họ dường như luôn cho rằng mình đúng và sẽ không nhận ra thái độ của họ có phần bất hợp lý.
Khi bạn không thể giải quyết xung đột với họ, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp từ cấp trên hoặc đích thân sắp xếp lại workflow và trách nhiệm của mỗi người. Để từ đó kết quả công việc chung không bị ảnh hưởng.
Nếu bạn là người passive aggressive
Đôi khi bạn sẽ khó có thể nhận ra chính những hành động của mình. Sẽ thế nào nếu bạn là người passive aggressive? Hãy tự hỏi bản thân rằng:
- Bạn có hãy giận dỗi khi bạn không hài lòng với ai đó?
- Bạn có hay tránh người khác khi bạn không hài lòng?
- Bạn có ngừng nói chuyện với người khác khi tức giận?
- Bạn có hay trì hoãn hoặc làm những điều khiến người khác khó chịu như một dạng trừng phạt chỉ vì họ làm bạn phật ý?
- Bạn có hay mỉa mai người khác để thể hiện sự không hài lòng không?

Nếu bạn cảm thấy bạn có dấu hiệu hay gây hấn thụ động, bạn nên sửa đổi vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ và bạn cũng không thể phát triển bản thân. Do đó bạn có thể:
Tăng sự nhận thức bản thân
Sự passive-aggressive thường đến từ sự thiếu thấu hiểu cảm xúc của bản thân mình. Hãy chú ý và gọi tên được cảm xúc mà bạn có, từ đó bạn mới biết được bạn đang phật ý vì điều gì, tại sao bạn nên nói thẳng với người khác thay vì thể hiện sự tức giận một cách gián tiếp.
Biết đặt mình vào vị thế của người khác cũng sẽ giúp bạn bớt gây hấn thụ động, giữ các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Học cách thể hiện cảm xúc
Học cách diễn đạt cảm nhận của mình một cách thích hợp là bước quan trọng để chấm dứt những hành vi passive aggressive. Xung đột là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng biết cách thể hiện cảm xúc trực tiếp và khéo léo sẽ đem lại những cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Cho bản thân thời gian thay đổi
Nhận ra hành động của bản thân đã đủ khó, thay đổi chúng sẽ còn khó hơn. Cho mình thời gian làm quen và tập phản ứng hợp lý hơn, bạn sẽ dần giảm được thái độ passive-aggressive thôi.
Đọc thêm: Overthinking Là Gì? Cách Để Dập Tắt Overthinking Và Suy Nghĩ Tích Cực Hơn
Bên cạnh chia sẻ về passive aggressive là gì, bạn nhớ cập nhật thêm các thông tin mới và hữu ích nhất cùng Kabala Career nhé!
Passive Aggressive Là Gì? Đối Mặt Với Những Người Hay Gây Hấn Thụ Động Nơi Công Sở
Nguồn: glints.com