Hình thức podcast marketing đang dần trở nên phổ biến hơn và được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động tiếp thị nhiều hơn trong những năm gần đây. Trong đó, thương hiệu có thể truyền tải các giá trị của thương hiệu, sản phẩm thông qua các nội dung với định dạng âm thanh.
Podcast Marketing là gì?
Podcast Marketing còn được biết đến tại Việt Nam với tên gọi Tiếp thị qua podcast. Hoạt động marketing podcast sẽ sử dụng các nội dung với định dạng âm thanh để thực hiện các kế hoạch và hoạt động marketing.
Các nội dung có định dạng âm thanh được gọi là audio content, được sử dụng để thương hiệu và doanh nghiệp chia sẻ các thông tin, giá trị của thương hiệu, sản phẩm đến với người nghe hay các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Qua đó, doanh nghiệp có thể hướng đến mục tiêu tác động đến tâm lý, hành vi của các đối tượng mục tiêu, từ đó truyền tải đầy đủ các lợi ích, giá trị của sản phẩm, dịch vụ đến các đối tượng này.
Tại sao nên sử dụng Podcast Marketing?
Theo thời gian, con người có sự thay đổi về quá trình tiếp cận các kênh tiếp thị cũng như cách tiếp nhận những thông tin mới thông qua các định dạng và hình thức đa dạng hơn. Nhưng nhìn chung, hầu hết những đối tượng này đều thích những cách thuận tiện nhất.
Đó cũng là lý do chủ yếu tạo động lực thúc đẩy sự hiện diện của podcasting ngày càng phổ biến hơn. Theo thống kê, 57% người Mỹ thường sử dụng podcast và lượng người nghe đã tăng lên đến 29,5% trong 3 năm gần đây.
Hiện nay nhiều người dùng internet cũng có xu hướng chọn podcast nhiều hơn thay vì sử dụng các kênh tiếp thị khác như trước đây. Lý do quan trọng nhất chính là họ có thể nhận được các thông tin mang tính giáo dục, thông tin có giá trị từ các chuyên gia và các nhà lãnh đạo trong ngành.
Tiếp cận đến các đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể;
- Khả năng đạt được ROI cao;
- Tăng doanh số sản phẩm một cách đáng kể;
- Tiếp cận một lượng người nghe đông đảo và rộng rãi;
- Tiếp cận đến những vùng, khu vực địa lý mới;
- Tăng độ tin cậy và được nhiều người giới thiệu thương hiệu hơn;
- Tăng thứ hạng tìm kiếm cho website;
- Cạnh tranh thấp hơn;
- Tặng mức độ nhận biết thương hiệu;
- Mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng người nghe cũng như những người dành sự quan tâm cho thương hiệu;
- Thể hiện vai trò chia sẻ của một chuyên gia trong ngành;
- Tăng lưu lượng truy cập cho thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Mặc dù Podcast marketing là một quá trình khó khăn, tuy nhiên hình thức này mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp những lợi ích đáng kể và các hiệu ứng tích cực trên thị trường.
Đọc thêm: Video Marketing Là Gì? Cách Làm Video Marketing Hiệu Quả Nhất
5 Chiến lược Podcast Marketing hiệu quả
1. Xây dựng một landing page cho podcast
Việc tạo ra một trang landing page riêng cho podcast cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các đối tượng người nghe. Tuy nhiên, một trang landing page chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa khi các đối tượng người nghe dành sự tập trung cho các nội dung của podcast.
Bên cạnh đó, trang landing page cần được hoàn thiện với tiêu đề rõ ràng, thể hiện được tính hữu ích của sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp. Đồng thời, các thông tin mô tả về podcast và những lợi ích mà mọi người sẽ nhận được sau khi nghe nó cũng là những thông tin cần được hiển thị tại landing page.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trang bao gồm các liên kết hoạt động đến tất cả các tập đã xuất bản.
2. Tạo ra nội dung thường xuyên
Tạo nội dung và duy trì nội dung liên tục là một chiến lược cần thiết để mang lại hiệu quả tối ưu cho các doanh nghiệp mới triển khai kênh podcast. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là cập nhật nội dung định kỳ và thường xuyên để tạo điều kiện cho người nghe tiếp cận các thông tin liên tục và hiệu quả.
Một podcast phù hợp và hấp dẫn sẽ luôn khuyến khích mọi người nghe truy cập từng tập một. Tuy nhiên, để tránh làm gián đoạn trải nghiệm sử dụng podcast và khiến người nghe chờ đợi quá lâu dẫn đến thất vọng, hãy chuẩn bị đầy đủ từ 3 đến 5 tập podcast để đảm bảo các nội dung luôn được đăng tải định kỳ.
3. Sử dụng Content Splintering (Chia nhỏ nội dung)
Những đối tượng người nghe khác nhau có xu hướng tiêu thụ nội dung theo những cách khác nhau. Một số người thích xem qua định dạng video, một số thích đọc, một số thích nghe hơn.
Do đó, việc chia nhỏ nội dung cho nhiều phần, nhiều kênh khác nhau sẽ giúp tối ưu khả năng tiếp cận đến các đối tượng phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều người hơn thông qua lĩnh vực mà họ ưa thích bằng phương tiện mà họ yêu thích.
4. SEO (Tối ưu công cụ tìm kiếm cho podcast)
Việc kết hợp SEO trong kế hoạch podcast marketing của doanh nghiệp có thể mang đến nhiều hiệu quả hoạt động tối ưu:
- Xây dựng và phát triển các chủ đề được người nghe quan tâm.
- Dễ dàng lên ý tưởng cho các chủ đề.
- Nội dung được tối ưu hóa.
5. Cân nhắc sử dụng quảng cáo trả phí
Để tăng lưu lượng truy cập đến trang web của podcast, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến hình thức quảng cáo trả phí để có thể thúc đẩy hiệu quả cho podcast.
Quảng cáo trả phí mang lại lưu lượng truy cập và lượng người dùng đáng kể. Các quảng cáo có thể được triển khai trên các kênh social media, Google ads và những kênh tiềm năng khác. Những người tìm kiếm thông tin tương tự sẽ bắt gặp quảng cáo và bắt đầu khám phá về podcast của bạn.
Kết luận
Tiềm năng phát triển của podcast marketing hiện nay là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng này để có thể tối ưu hiệu quả tiếp thị cho thương hiệu và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận đến những đối tượng người dùng tiềm năng, tăng thêm khả năng chuyển đổi trong tương lai.
Podcast Marketing Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Podcast Marketing
Nguồn: glints.com