The Generation Gap: Khoảng Cách Thế Hệ Là Gì?

Việc mỗi thế hệ được sinh ra vào một thời đại khác nhau, chịu ảnh hưởng của nền giáo dục, khoa học và công nghệ khác nhau dẫn đến những khoảng cách thể hệ – the generation gap

Trong bài viết này, hãy cùng Kabala Career tìm hiểu sâu hơn về khoảng cách thế hệ là gì, vì sao lại tồn tại, và cách rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ ra sao. 

Generation gap: khoảng cách thế hệ là gì? 

The Generation gap: Khoảng cách thế hệ, có nghĩa là những khoảng cách ngăn cách niềm tin, suy nghĩ, tư tưởng, lối sống, và cách ứng xử giữa thế hệ này với thế hệ khác. Cụ thể, chúng ta dễ dàng nhận thấy những khác biệt này khi so sánh các thế hệ trong cùng một gia đình. Theo đó, khoảng cách thế hệ trong gia đình là sự khác biệt giữa lớp trẻ với bố mẹ và ông bà của họ. 

Mở rộng ra là ví dụ về sự khác nhau trong niềm tin và lối sống giữa thế hệ Z và các thế hệ trước đó. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong những phần tiếp theo. 

Các thế hệ trong generation gap hiện nay

Điểm qua 7 thế hệ hiện tại tạo nên the generation gap: 

khoảng cách thế hệ
Các thế hệ tạo nên Generation Gap

1. Thế hệ vĩ đại nhất (Greatest generation)

Greatest generation là những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến 1927. Thuật ngữ này được dùng chủ yếu để chỉ những người Mỹ sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ Đại suy thoái. Phần nhiều trong số họ tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ II. 

Thế hệ vĩ đại nhất đa phần là bố mẹ của Baby Boomers.

Đọc thêm: Lost Generation: Thế Hệ Đã Mất Là Gì?

2. Thế hệ truyền thống (Silent generation)

Silent generation là những người sinh vào những năm 1928 đến 1945. Ở Mỹ, dân số thuộc thế hệ này khá nhỏ do ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái năm 1930s và Chiến tranh thế giới thứ II khiến tỷ lệ sinh giảm. 

Thế hệ này thường tuân theo các quy tắc và quy chuẩn của xã hội. Họ có tinh thần yêu nước và ý chí phấn đấu xây dựng đất nước cao. Đó là lý do tại sao họ được gọi là thế hệ truyền thống. 

3. Baby boomers

Baby boomers bao gồm những người sinh vào khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1964. Đây là thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh trên thế giới sau thế chiến thứ II. 

Những người thuộc thế hệ này được cho là thông minh, khoẻ khoắn, và năng động hơn bất cứ thế hệ nào trước đó. 

4. Generation X 

Generation X nói đến những người có năm sinh từ năm 1965 đến năm 1980. 

Hầu hết người thuộc thế hệ X là con của thế hệ im lặng và đa phần là bố mẹ của thế hệ Z. 

5. Millennials (Generation Y)

Millennials hay Gen Y à tên của nhóm người được sinh ra trong mốc thời gian từ 1981 đến 1996. Thế hệ này còn có tên gọi khác là “echo boomers” vì đa số họ là con cái của Baby Boomers – thế hẹ bùng nổ dân số. 

6. Generation Z

Generation Z hay Gen Z gồm những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2010. Thế hệ Z còn được gọi là “Zoomers” hay “những công dân thời đại kỹ thuật số” do được sinh ra trong thời đại Internet bùng nổ. 

Đây là thế hệ sẽ chiếm đa phần lược lượng lao động trong năm năm tới và là người tiêu dùng chủ yếu. Lối sống, phong cách thời trang, và giải trí của họ chịu chi phối nhiều bởi Công nghệ và mạng xã hội. 

Đọc thêm: Thời Trang Gen Z: 5 Xu Hướng Thịnh Hành Nhất Hiện Nay

7. Generation Alpha 

Thế hệ trẻ nhất gọi tên Generation Alpha hay Gen Alpha, là nhóm người sinh vào những năm 2011 đến 2025. Đây là thế hệ đầu tiên bao gồm những người được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21 – dự báo một thế hệ bùng nổ kỹ thuật số và công nghệ còn hơn cả Gen Z. 

Đọc thêm: Gen Z Là Gì? Thế Hệ Z Trong Mắt các Gen Khác

Nguyên nhân nào dẫn đến khoảng cách thể hệ? 

Khoảng cách thế hệ được sinh ra và định nghĩa dựa trên những khác biệt do chính trị, văn hoá, và thời đại ảnh hưởng lên mỗi cá nhân trong từng thế hệ. 

Đôi chút về lịch sử của Generation gap:

Thuật ngữ Generation gap – khoảng cách thế hệ xuất hiện đầu tiên và được sử dụng phổ biến vào khoảng cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. (1

Vào khoảng thời gian này, người ta bắt đầu để ý tới sự khác biệt giữa thế hệ trẻ và những người lớn tuổi hơn họ. Tiêu biểu là thế hệ Baby Boomers lúc bấy giờ phản ánh sự tách biệt to lớn trong suy nghĩ và tư tưởng so với thế hệ cha mẹ của họ. 

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân sự hình thành của generation gap thời điểm này được cho là vì thanh thiếu niên có nhu cầu được bày tỏ quan điểm và xây dựng hệ giá trị khác với cha mẹ họ, nhằm trở nên độc lập và tạo bản sắc riêng. Tuy nhiên bố mẹ lại không nhận thức được sự khác biệt đáng kể giữa mình và các con. Ngược lại, họ có thiên hướng cần được kết nối với con cái của mình. 

nguyên nhân của generation gap
Nguyên nhân

Điều này càng làm cho khoảng cách thế hệ được nới rộng và tiếp diễn về sau. Có thể nói generation gap bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các thành viên trong những gia đình hạt nhân và dần mở rộng ra toàn xã hội. Nó phảng phất trong mọi mặt từ quan điểm chính trị, giá trị, tính cách, thị hiếu âm nhạc, đến hành vi tiêu dùng.

Nếu muốn bóc tách khoảng cách thế hệ, bạn có thể xem xét các khía cạnh nào trước tiên? 

Hãy đọc tiếp để biết nhé!

Các đặc điểm nhận diện khoảng cách thế hệ 

1. Generation gap qua ngôn ngữ sử dụng của các thế hệ

Nếu muốn biết các thế hệ khác nhau như thế nào, hãy nhìn vào ngôn ngữ mà họ sử dụng. 

Những người thuộc các thế hệ khác nhau có thể gặp khó khăn để giao tiếp với nhau do những “rào cản về ngôn ngữ”. Một ví dụ điển hình là các ông bố bà mẹ gen X khó có thể hiểu được con mình (chủ yếu thuộc thế hệ Z) đang nói với nhau những gì trên mạng xã hội khi thứ ngôn ngữ họ dùng là Ngôn ngữ gen Z. 

Những “phát minh” mới trong ngôn ngữ như từ lóng, teencode, chữ viết tắt đều tạo ra những bất đồng về giao tiếp hàng ngày trong gia đình, trường học, và nơi làm việc. 

the generation gap ngôn ngữ
The generation gap: Khác biệt trong ngôn ngữ giao tiếp

2. Sử dụng công nghệ

Khác với ông bà, cha mẹ, các thế hệ được sinh ra trong thời kỳ Internet bùng nổ và khoa học công nghệ phát triển có điều kiện sử dụng và thích nghi dễ dàng với công nghệ. 

Nếu như trước kia, thư tay là phương tiện giao tiếp duy nhất thì giờ đây chỉ cần một cuộc điện thoại người ta có thể kết nối với nhau từ nước này sang nước khác. 

Thế hệ trẻ kết nối với nhau dễ dàng hơn qua điện thoại, ứng dụng nhắn tin, hay mạng xã hội. Đồng thời, họ cũng độc lập hơn trong giao tiếp khi được tự do chọn phương tiện và cách thức. Điều này khiến họ càng trở nên độc lập và khác xa với bố mẹ – những người không thành thạo công nghệ. 

Một vài con số thống kê xu hướng sử dụng công nghệ, cụ thể là smartphone trong giao tiếp của các thế hệ khác nhau sẽ giúp bạn thấy rõ generation gap xét theo phương diện này: (2)

so sánh các thế hệ
Bạn có gửi, nhận, và đọc tin nhắn mỗi tối 1 giờ trước khi đi ngủ không?

3. The generation gap thể hiện qua thái độ tại nơi làm việc

Sự khác biệt thế hệ còn được thể hiện trong môi trường làm việc. 

Thế hệ Baby Boomers từng được xem là những “workaholics” hay “những người đam mê công việc”. Họ khá giống với thế hệ trước của mình là Silent Generation (Thế hệ im lặng) – một hình mẫu về sự trung thành tuyệt đối dành cho tổ chức và ông chủ của mình. Điểm khác biệt là Baby Boomers chỉ trung thành ở một mức độ nhất định. 

The generation gap tại nơi làm việc
Khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc

Và trong khi Baby Boomers lấy tổ chức làm công cụ cho sự nghiệp của họ thì thế hệ con cái (Generation X) lại xem trọng giáo giục hơn. Họ nhận thấy rằng công ty hay tổ chức không đảm bảo được công việc cho họ. Thay vào đó họ gắn chặt với mục tiêu sự nghiệp của mình và không ngại nắm bắt cơ hội ở một nơi làm việc mới. (3

So sánh hai thế hệ gần nhất là Millennials và Gen Z, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau trong văn hoá làm việc của họ. Trong khi Millennials thường “dựa dẫm” vào đồng nghiệp và thích làm việc nhóm thì Gen Z lại có xu hướng làm việc độc lập và kiểm soát công việc của cá nhân hơn. 

4. Ý thức thế hệ

ý thức thế hệ được nghiên cứu bởi nhà khoa học xã hội Karl Mannheim là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết khoảng cách thế hệ. 

Những người được sinh ra trong cùng một khoảng thời gian, trải nghiệm những sự kiện, thay đổi, và biến động của xã hội sẽ dần hình thành ý thức chung của thế hệ. 

Ý thức thế hệ khác nhau tạo nên những generation gap qua các cột mốc thời gian. Điều này đồng thời là minh chứng cho sự phát triển của thế hệ sau so với thế hệ trước. 

Trong khi các thế hệ ông bà sinh ra trong chiến tranh với khát khao hoà bình là trên hết, thì thế hệ trẻ Milennials và Gen Z nhận thức được những cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp. Họ có ước mơ, dám và được tạo điều kiện để hiện thực hoá nó. 

Giải quyết vấn đề do khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc như thế nào? 

Generation gap đánh dấu sự khác biệt giữa các thế hệ và tạo ra bản sắc riêng. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến những hậu quả về bất đồng trong giao tiếp, xung đột các mối quan hệ, và rất nhiều hệ luỵ nghiêm trọng khác. 

generation gap at work
The generation gap: Khoảng cách thế hệ giữa đồng nghiệp

Quy mô ảnh hưởng của khoảng cách thế hệ không chỉ giới hạn trong gia đình mà còn trong tổ chức và xã hội. 

Vậy làm cách nào để gắn kết các thế hệ và rút gắn the generation gap? 

Giải pháp đầu tiên chính là tạo ra một môi trường bình đẳng cho nhiều thế hệ. Các công ty nên khuyến khích việc nhân sự của mình đến từ nhiều thế hệ khác nhau. Sự khác biệt về kinh nghiệm, quan điểm, và tầm nhìn đôi khi mang lại những ý tưởng vượt trội. 

Một môi trường bình đẳng nơi bất cứ thế hệ nào cũng được lên tiếng, lắng nghe, và phát triển sẽ xoá tan khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc. 

Kết

Generation gap khó có thể biến mất vì thế hệ mới sẽ liên tiếp được sinh ra. Nhận thức của họ cũng sẽ thay đổi nhanh chóng do xã hội vẫn luôn không ngừng dịch chuyển. Tuy nhiên càng về sau khoảng cách thể hệ có thể sẽ bị lu mờ dần do sự cập nhật và thích nghi nhanh chóng của thế hệ trẻ. 

Nguồn tham khảo

  1. Generation gap
  2. Generation gap: Technological influences
  3. Different generation’s attitudes towards work and management in business organizations

The Generation Gap: Khoảng Cách Thế Hệ Là Gì?
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)