Xúc tiến trong marketing là gì? Có những công cụ xúc tiến trong marketing nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn mới hoặc đang tìm hiểu về marketing đặt ra. Cùng Kabala Career giải đáp chi tiết các câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
Promotion – Xúc tiến trong marketing là gì?
Xúc tiến – Promotion là chữ P thứ 4 trong chiến lược marketing mix 4Ps là việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu nhằm thúc đẩy khả năng bán hàng thông qua các công cụ xúc tiến. Thông thường, rất hiếm các kế hoạch marketing chỉ sử dụng duy nhất một công cụ xúc tiến mà sẽ sử dụng hỗn hợp các công cụ nhằm gia tăng hiệu quả cho chiến dịch.
Đọc thêm: Ngoài Promotion, 3 Ps còn lại là: Price, Product, Place
Xúc tiến hỗn hợp – truyền thông marketing tích hợp được định nghĩa đầu tiên bởi Hiệp hội các nhà quảng cáo ở Mỹ (4As):
“Truyền thông marketing tích hợp là một cách tiếp cận mới trong truyền thông marketing giúp tổ chức đạt được mục tiêu marketing của mình thông qua việc sử dụng phối hợp hiệu quả các hình thức truyền thông hỗ trợ cho nhau”.
Mục tiêu của xúc tiến trong marketing
Mục tiêu của xúc tiến trong marketing bao gồm các mục tiêu cơ bản như:
- Xúc tiến về một sản phẩm, dịch vụ mới. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới tới thị trường để cạnh tranh với các sản phẩm đang tồn tại trên thị trường – một cơ hội để tìm thấy thị trường ngách.
- Phát triển hình ảnh thương hiệu, gia tăng nhận diện thương hiệu và trở thành top of mind của khách hàng.
- Thông tin tới khách hàng những thay đổi về sản phẩm, chính sách của thương hiệu, v.v.
- Thể hiện sức mạnh so với đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, mỗi ngày công chúng có thể tiếp cận với hàng trăm thậm chí hàng nghìn thông điệp truyền thông đến từ các thương hiệu khác nhau, trong đó có đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, mức độ cạnh tranh trong hoạt động này rất gay gắt, mỗi thương hiệu cần sử dụng một chiến lược xúc tiến hỗn hợp dài hạn.
- Biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Cách Thức Thực Hiện Mục Tiêu Marketing
6 công cụ xúc tiến trong marketing
Tiếp theo, Kabala Career sẽ chia sẻ tới bạn 6 công cụ xúc tiến hỗn hợp trong marketing bao gồm:
- Quảng cáo
- Bán hàng cá nhân
- Quan hệ công chúng
- Xúc tiến bán
- Marketing trực tiếp
- Marketing tương tác
Để sử dụng các công cụ này một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp cần hiểu được bản chất của từng công cụ.
Quảng cáo
Quảng cáo bao gồm tất cả các hình thức truyền thông phi cá nhân (gián tiếp) với nội dung đề cao ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ; được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể và chủ thể này có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí.
Công cụ quan trọng này mang tính đại chúng có khả năng thuyết phục và tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh, đối chiếu thông tin với đối cạnh tranh.
Quảng cáo hết sức đa dạng về hình thức, ngôn ngữ, phương tiện truyền thông, v.v.
Doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo bằng TVC, billboard, banner, quảng cáo trên báo chí, v.v.
Đọc thêm: Quảng Cáo OOH Là Gì? Các Hình Thức Quảng Cáo Ngoài Trời Ấn Tượng
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là một phương thức giao tiếp trực tiếp và cá nhân.
Trong đó, người bán hàng cố gắng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, hoặc hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề nhằm tạo thiện cảm cho khách hàng, điều này ảnh hưởng tới quyết định mua sắm trong tương lai của họ.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) là một hình thức truyền thông gián tiếp về một tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ của một chủ thể mà chủ thể không trả tiền một cách trực tiếp.
Doanh nghiệp có thể truyền thông về sản phẩm, thương hiệu của mình qua một bài báo, hoặc một sự kiện nào đó. Mục đích của quan hệ công chúng là duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong mắt công chúng.
Một số kỹ thuật được sử dụng trong công cụ xúc tiến quan hệ công chúng có thể là xuất bản báo chí, tổ chức sự kiện, hoạt động thiện nguyện, sử dụng quyền lợi nhà tài trợ, v.v.
Xúc tiến bán
Xúc tiến bán là hoạt động kích thích và thúc đẩy sản lượng bán sản phẩm tới khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Có thể là trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, đầu mùa, v.v.
Xúc tiến bán bao gồm hai loại chính:
- Xúc tiến bán nhắm vào khách hàng bao gồm các công cụ như: phiếu giảm giá, khuyến mãi, quà tặng, dùng thử, v.v.
- Xúc tiến bán nhắm vào trung gian phân phối bao gồm các công cụ như: chiết khấu thương mại, khuyến mại, tặng quà, v.v.
Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp được hiểu là doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông để giao tiếp trực tiếp với khách hàng nhằm tạo ra sự phản hồi hay hành vi mua của khách hàng tại mọi địa điểm.
Đây là một công cụ xúc tiến trong marketing khá mới, phạm vi hoạt động rộng hơn là một công cụ truyền thông tích hợp.
Marketing trực tiếp bao gồm các hoạt động như: gửi thư điện tử, quản lý cơ sở dữ liệu, bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp và phản hồi trực tiếp qua gửi thư trực tiếp, v.v.
Đọc thêm: 5 Yếu tố tạo nên thành công của Marketing trực tiếp
Marketing tương tác
Marketing tương tác (Interactive Marketing) là hình thức truyền thông cho phép người dùng có thể tương tác dễ dàng với các nội dung truyền thông của doanh nghiệp. Qua đây giúp doanh nghiệp có cơ hội hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng đối với nội dung truyền thông nhằm đưa ra những quyết định truyền thông phù hợp.
Chẳng hạn, bạn đang làm truyền thông trên fanpage cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô. Bạn nhận thấy các bài đăng liên quan tới những sự thay đổi trong quy định thi lái xe thường thu hút được sự quan tâm lớn hơn các bài cung cấp kiến thức thông thường được thể hiện bằng số lượt reach và react với bài viết.
Qua đây bạn có thể biết rằng công chúng đang quan tâm nhiều đến các điểm mới của bài thi lái xe và phát hiện ra những mối quan tâm mới thông qua comment của họ.
Các hoạt động marketing tương tác có thể được thực hiện qua các nền tảng mạng xã hội, sự kiện trải nghiệm, v.v.
Cách lập kế hoạch xúc tiến – truyền thông marketing tích hợp hiệu quả.
Làm thế nào để lập một kế hoạch xúc tiến hỗn hợp hiệu quả, cùng tham khảo bài viết dưới đây của Kabala Career nhé.
Xác định mục tiêu của kế hoạch
Trước hết bạn cần xác định được mục tiêu của kế hoạch truyền thông tích hợp này là gì? Có thể là giới thiệu sản phẩm mới, nâng cao nhận diện thương hiệu, gợi nhắc đến sự tồn tại của thương hiệu, v.v.
Bạn hãy nhớ xây dựng mục tiêu của mình theo mô hình SMART để đảm rằng mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có tính khả thi, có liên quan và trong một khoảng thời gian nhất định triển khai kế hoạch Marketing.
Mục tiêu này cũng cần đảm bảo liên quan tới một trong các chỉ số KPI dưới như:
- Traffic (lượt truy cập) liên quan tới một vài chỉ số như: bounce rate (tỷ lệ thoát trang)
- Engagement (sự tương tác) liên quan tới một vài chỉ số như: time on page (thời gian người đọc dừng lại đọc bài)
- Mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua lượt click, chuyển đổi và backlinks
- Nội dung hiệu quả hay thất bại dựa trên một vài chỉ số như lượt tương tác với fanpage của thương hiệu hoặc lượt rời bỏ
- Khách hàng tiềm năng liên quan đến tổng số khách hàng tiềm năng, tổng số các phần, v.v.
- Kinh doanh liên quan tới chất lượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp
Chọn công cụ xúc tiến và đặt mục tiêu cho từng kênh
Tiếp theo bạn sẽ chọn kênh truyền thông, khi đó bạn sẽ cần nhìn lại những gì mà chiến dịch muốn thực hiện để lựa chọn công cụ marketing, phân phối nội dung truyền thông phù hợp, cũng như đề ra mục tiêu cho từng công cụ để hướng tới hiện thực mục tiêu chung của toàn chiến dịch.
Xác định chân dung người mua
Mỗi kênh marketing đều hướng tới một “buyer persona” cụ thể, bởi vậy bạn cần xác định đối tượng của mình theo kênh.
Qua đó sẽ giúp các marketer hiểu rõ hơn về người mà họ đang hướng tới nhằm đưa ra nội dung và các quyết định truyền thông phù hợp.
Đọc thêm: Các Nhóm Đối Tượng Khách Hàng Phổ Biến & Cách Phân Biệt Chính Xác Nhất
Xác định người quản lý cho từng kênh
Tiếp theo, bạn cần phân chia công việc cho các thành viên trong team quản lý và chịu trách nhiệm với các kênh mà họ phụ trách.
Bởi những người này có chuyên môn và kiến thức về kênh mà họ đảm nhận, qua đó sẽ giúp tối ưu hiệu quả truyền thông trên kênh này.
Ngoài ra, một cá nhân rất khó để thực hiện cùng lúc nhiều công việc giữa các kênh truyền thông, điều này có thể gây quá tải và giảm hiệu quả của chiến dịch.
Tạo nội dung truyền thông phù hợp
Ở giai đoạn tiếp này, bạn sẽ thực hiện sản xuất nội dung truyền thông phù hợp bao gồm hình ảnh, video, bài viết, v.v.
Một thành phần vô vùng quan trọng trong nội dung truyền thông marketing hợp là khả năng thích ứng. Điều này có thể hiểu đơn giản là một nội dung này có thể được sử dụng ở nhiều kênh khác nhau.
Một ví dụ đơn giản như: bạn có một video ra mắt thương hiệu có thời lượng 3 phút, bạn có thể tận dụng video này để tạo ra ảnh Gif, video giới thiệu, bài blog.
Khi bạn phát triển và tái sử dụng các nội dung sáng tạo này, bạn hãy đảm chúng phù hợp với brand identity guidelines, và nhất quán với nhau. Bạn có thể xây dựng brand guidelines riêng cho thương hiệu của bạn để các thành viên trong team đều có thể quan sát và thực hiện theo như:
- Hướng dẫn sử dụng logo, màu sắc, font chữ, v.v
- Tone, voice guidelines chẳng hạn như hashtag, ngôn từ cần tránh, chân trang, v.v
- Mọi nội dung được phát triển và tái sử dụng ở nhiều định dạng file
Thiết lập kế hoạch thu thập khách hàng mục tiềm năng
Trước hết bạn cần xem xét cách khách truy cập có thể chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn, họ đăng ký để nhận tin tức mới nhất, điền thông tin để tải nội dung đề xuất hoặc tạo tài khoản trên website của bạn, v.v.
Hãy chắc chắn rằng, các khía cạnh chuyển đổi này cũng liên quan đến thương hiệu với hình ảnh và thông điệp của bạn.
Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu cách khách hàng tiềm năng sẽ được “chăm sóc” khi họ chuyển đổi. Chẳng hạn, họ sẽ được nhận các email tự động, chăm sóc bởi nhân viên kinh doanh, v.v.
Hãy chắc chắn rằng khách hàng của bạn không bị lãng quên.
Triển khai, đo lường và lặp lại chiến dịch
Cuối cùng đã đến lúc bạn bắt đầu triển khai chiến dịch của mình. Bạn cần theo dõi và đo lường kết quả các chỉ số hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng quý để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động.
Xúc Tiến Trong Marketing Là Gì? 6 Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing
Nguồn: glints.com