Telemarketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Telemarketing Chi Tiết

Bạn đang tìm hiểu về các hình thức marketing và biết đến cụm từ Telemarketing. Trên thực tế, vị trí này khá phổ biến trên các sàn tuyển dụng. Tuy nhiên vẫn còn có một số người không phân biệt được sự khác nhau giữa Telemarketing và Telesale.

Vậy thật sự Telemarketing là gì? Sự khác nhau giữa nó và Telesale như thế nào? Hãy cùng Glint Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Telemarketing là gì?

telemarketing là gì
Telemarketing là gì?

Về lịch sử hình thành, Telesale là công việc đã xuất hiện từ lâu, còn thuật ngữ Telemarketing mới được phát hiện sau này. Trong Telemarketing đã bao gồm có cả Telesale.

Telemarketing hiểu đơn giản chính là việc tiếp thị sản phẩm thông qua điện thoại. Công việc của một chuyên viên Telemarketing bao gồm: Giới thiệu và cung cấp thông tin sản phẩm đến với khách hàng, khơi gợi nhu cầu của khách hàng, tạo ra được lượng khách hàng tiềm năng cho công ty,… 

Tất cả công việc dẫn đến mục đích cuối cùng chính là bán được hàng. Tuy nhiên giữa Telemarketing và Telesale vẫn có các điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết. Cụ thể như:

  • Telemarketing: Là bộ phận giúp doanh nghiệp tạo ra nhu cầu của khách hàng và thu thập tất cả các thông tin, tiếp thu các phản hồi, các ý kiến đóng góp và tạo ra được cơ hội bán hàng thông qua điện thoại.
    Telemarketing sẽ là người truyền thông các thông tin sản phẩm đến đúng với tệp khách hàng tiềm năng, là cầu nối kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
    Thông qua Telemarketing khách hàng sẽ biết được thêm về thông tin của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến hành động mua hàng.
  • Telesale: Là một bộ phận chuyên để bán hàng thông qua việc trao đổi qua điện thoại. Đây là vị trí đảm nhận bước cuối cùng trong việc chốt các hợp đồng của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Nhân Viên Sale Online Là Gì? Chi Tiết Công Việc Và Thu Nhập Của Sale Online

Sự quan trọng của Telemarketing trong doanh nghiệp 

Có thể khẳng định rằng, Telemarketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp. Đặc biệt hơn đối với thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhiệm vụ của Telemarketing càng được nâng cao hơn. Một số vai trò chi tiết như:

  • Giúp doanh nghiệp có thể thu thập được các thông tin của khách hàng và tiến hành xử lý thông tin nhanh chóng. 
  • Là bộ phận giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc, phản hồi các yêu cầu, đề nghị từ phía khách hàng.
  • Là một kênh truyền thông hiệu quả để doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu trên thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp tạo dựng được các mối quan hệ tích cực với khách hàng, tăng được sự tương tác với khách hàng đồng thời giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp duy trì được sự hiệu quả trong công cuộc bán hàng, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp. 

Mô tả đầy đủ công việc của Telemarketing

telemarketing
Nhân viên Telemarketing sẽ đảm nhận nhiều đầu việc

Chắc chắn rằng khi đọc tới đây nhiều bạn sẽ thắc mắc công việc của nhân viên Telemarketing bao gồm những gì. Thông tin chi tiết sẽ được đề cập ngay sau đây:

  • Thực hiện tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng qua điện thoại của khách hàng.
  • Chủ động liên hệ với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp qua điện thoại, sau đó quảng bá và giới thiệu ngắn gọn các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ khách hàng giải đáp về các thông tin như chương trình khuyến mãi, tính năng, giá thành sản phẩm,…
  • Chủ động xin thông tin của khách hàng để có thể dễ dàng chốt đơn. Thông tin bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ.
  • Gọi điện hỏi thăm khách hàng, xin các ý kiến phản hồi sau khi đã sử dụng sản phẩm.
  • Thu thập các dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng để tạo thành một tệp khách hàng. Từ tệp này, sẽ phân luồng khách hàng để tiến hành chăm sóc.
  • Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng sau đó chuyển đến bộ phận giao hàng của doanh nghiệp.
  • Phối hợp với doanh nghiệp tiến hành các cuộc khảo sát theo yêu cầu.
  • Cung cấp những bài thuyết trình, văn bản, các mẫu thông tin quảng cáo đến khách hàng tiềm năng để kích thích nhu cầu mua hàng.
  • Chủ động lên lịch hẹn giữa khách hàng và nhân viên bán hàng để tăng tỷ lệ chốt đơn.
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng đạt đúng chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

2 Hình thức Telemarketing phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có hai hình thức Telemarketing chính. Mỗi hình thức sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau nhưng mục đích chính vẫn đi đến việc đảm bảo cho bộ máy doanh nghiệp vận hành suôn sẻ và tăng được lợi nhuận.

Inbound Telemarketing

Inbound Telemarketing hay còn được gọi là chiều gọi đến. Vị trí này sẽ làm các công việc hỗ trợ như hỗ trợ khách hàng, xử lý các thông tin tiếp nhận từ đầu vào. 

Hình thức này dùng cho các sản phẩm tiêu dùng thực tế, ghi nhận lại những ý kiến đóng góp từ khách hàng. Đồng thời đây cũng sẽ là bộ phận hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc về sản phẩm.

Outbound Telemarketing

Outbound Telemarketing hay còn gọi là chiều gọi ra, vị trí này thường sẽ đa dạng nhiều hình thức hơn như:

  • Telesales: Có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng và chào bán sản phẩm.
  • Telephone Survey: Có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ.
  • Event Broadcasting: Có nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch truyền thông cho các sự kiện của doanh nghiệp.
  • Customer Satisfaction: Có nhiệm vụ khảo sát khách hàng về sự hài lòng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Up-Sell/Cross-Sell Campaigns: Có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách, khéo léo trong việc up sell lên các sản phẩm khác.

Đọc thêm: Telesale là gì?

Nhân viên Telemarketing cần kỹ năng và tố chất gì?

nhân viên telemarketing
5 kỹ năng quan trọng của chuyên viên Telemarketing là gì?

Telemarketing là một công việc “đa năng” nên người đảm nhiệm vị trí này cần trang bị một số tố chất nhất định. Bên cạnh đó, để có thể phát triển hơn trong vai trò Telemarketing,  bạn đừng quên rèn luyện một số kỹ năng sau:

Kỹ năng lắng nghe

Telemarketing là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, lắng nghe các thắc mắc của khách hàng để tìm ra được hướng giải quyết. 

Do đó kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề của khách hàng gặp phải. Việc lắng nghe với thái độ ôn hòa sẽ tạo được thiện cảm trong mắt khách hàng.

Kỹ năng thuyết phục và đàm phán tốt

Telemarketing sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính vì vậy bạn cần phải trang bị cho bản thân kỹ năng đàm phán tốt để giải quyết ổn thỏa các vấn đề xảy ra. 

Hãy cố gắng luyện tập kỹ năng thuyết trình logic và phân tích vấn đề để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bản chất sự việc, từ đó sẽ chấp nhận được cách giải quyết từ bạn.

Kỹ năng thích ứng tốt

Vì bạn sẽ là người trực tiếp nói chuyện với khách hàng qua điện thoại nên bạn cần phải nhanh chóng thích nghi được vấn đề. 

Có thể chỉ trong một ngày, bạn sẽ phải tiếp xúc với hàng trăm người với nhiều câu chuyện, tâm trạng khác nhau nên kỹ năng thích ứng giúp bạn dễ dàng nắm bắt insight khách hàng.

Kỹ năng sử dụng các thiết bị tin học

Đa phần các cuộc trò chuyện của bạn với khách hàng sẽ được bạn lưu lại trên các phần mềm tin học. Việc bạn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm CRM sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Sử Dụng Máy Tính Cơ Bản

Có khả năng chịu áp lực tốt

Khi làm việc với tư cách là một chuyên viên Telemarketing, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều lời từ chối từ khách hàng như “Tôi chưa có nhu cầu/tôi không quan tâm,…” Trong một số trường hợp bạn còn gặp các khách hàng thô lỗ, khó chịu, dùng nhiều từ ngữ khó nghe với bạn. Để có thể tiếp tục, bạn cần phải nhiệt tình, bền bỉ, và chịu được áp lực cao trong công việc. Vì nếu như bạn không thể chịu được áp lực cao, dần dần bạn sẽ rất dễ nản và bỏ cuộc.

Nên hay không nên làm nghề Telemarketing?

Có thể nói rằng, nhiều người sẽ phân vân rằng có nên làm công việc Telemarketing hay không. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho chính mình.

Telemarketing là một công việc không hề dễ dàng khi phải làm việc đa năng và chịu được áp lực cao. Nếu như bạn là một người không thích tiếp xúc với nhiều người, không thích trò chuyện,… công việc này sẽ không phù hợp với bạn. 

Ngược lại nếu như bạn là người thích trò chuyện và bán hàng, có khả năng giao tiếp tốt, chắc chắn đây sẽ là vị trí phù hợp với bạn.

Vì đây công việc khá gắt gao và cạnh tranh nên các doanh nghiệp đều có các chế độ phúc lợi phù hợp như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ, nghỉ phép theo chế độ của nhà nước,…

Nếu như bạn làm việc ở vị trí này đủ lâu, có kinh nghiệm sẽ có thể phát triển lên vị trí teamleader. Một điều chắc chắn rằng khi bạn đã trải nghiệm trong công việc này đủ lâu, các kỹ năng mềm của bạn cũng sẽ được rèn luyện và nâng cao.

Làm Telemarketing có thu nhập là bao nhiêu?

Thực tế cho thấy rằng, mức lương của vị trí Telemarketing sẽ không có giới hạn. Đa phần mức lương của Telemarketing sẽ được tính theo công thức sau:

Thu nhập của Telemarketing = Lương cứng + Lương hoàn thành KPI + Phụ cấp thêm (nếu có)

Đối với vị trí nhân viên Telemarketing, mức lương cơ bản mặt bằng chung sẽ dao động từ 3 triệu đến 8 triệu, phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của ứng viên. 

Đối với các vị trí quản lý của Telemarketing mức lương sẽ trên 10 triệu. Hơn thế nữa, mức lương KPI và phụ cấp sẽ phụ thuộc vào chính sách qua từng giai đoạn của doanh nghiệp. 

Đối với những nhân viên Telemarketing đã dày dặn kinh nghiệm và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra, thu nhập trung bình sẽ dao động từ 15 đến 20 triệu. Tuy nhiên nếu làm tốt hơn, mức lương sẽ cao hơn vì thu nhập là không giới hạn. 

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ các thông tin và làm rõ hơn về định nghĩa “Telemarketing là gì”. Nếu như bạn là một người thích giao tiếp, làm việc với các con số và mong muốn đạt mức thu nhập không giới hạn thì đây chắc chắn là công việc dành cho bạn.

Để có thể kết nối với các nhà tuyển dụng xịn sò, bạn có thể tham gia vào cộng đồng Kabala Career Việt Nam. Tại Glints, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc phù hợp với mức thu nhập đáng mơ ước!


Telemarketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Telemarketing Chi Tiết
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)