Bookkeeper Là Gì? Bookkeeper Và Accountant Khác Nhau Ở Đâu?

Ngành kế toán đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Trong lĩnh vực kế toán, nghề Bookkeeper cũng là một trong số những công việc phổ biến bên cạnh công việc accountant.

Nếu bạn có đam mê về các công việc ngành kế toán, hãy tiếp tục cùng Kabala Career Việt Nam tìm hiểu công việc bookkeeper là gì và những yêu cầu quan trọng giúp bạn có thể trở thành một bookkeeper thực thụ làm việc lâu dài trong lĩnh vực bookkeeping.

Bookkeeper là gì?

Bookkeeping là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ công việc ghi chép tài liệu kế toán, và thường được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam gọi là công việc ghi sổ. 

Trong đó, một người bookkeeper sẽ chịu trách nhiệm ghi lại tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động thu chi, thống kê trong một doanh nghiệp vào các hồ sơ, sổ sách và tài liệu kế toán để lưu giữ các thông tin trong kho dữ liệu kế toán của toàn bộ doanh nghiệp.

Trong quá trình phát sinh bất cứ giao dịch nào tại công ty, bookkeeper đều phải ghi chép lại đầy đủ, hoàn thiện nhất tất cả các thông tin, dữ liệu.

Bookkeeper đóng vai trò thật sự quan trọng đối với hoạt động kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động về tài chính được ghi lại đầy đủ để tiện theo dõi, quản lý, đối chiếu để có những hành động, giải pháp phù hợp hơn.

Trước đây, công việc bookkeeping thường phải làm việc khá nhiều với tài liệu trên giấy, nhưng hiện nay khi công nghệ đã dần phát triển rộng rãi, hoạt động bookkeeping dần được quản lý và thực hiện trên các phần mềm công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn đảm bảo cho các hoạt động kế toán trở nên liền mạch và dễ dàng hơn rất nhiều.

Công việc của một bookkeeper là gì?

Bookkeeping là gì
Bookkeeping là gì

Khi đảm nhiệm vị trí bookkeeper trong doanh nghiệp, bạn sẽ tham gia thực hiện các công việc chính sau đây:

  • Ghi và lưu giữ mọi hoạt động thanh toán của doanh nghiệp với nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp về thời điểm thanh toán, thời gian thanh toán, tổng chi phí cần chi trả, người nhận thanh toán và hình thức chi trả cụ thể.
  • Ghi chép và theo dõi tình trạng về các khoản vay của doanh nghiệp phát sinh trong các hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp, bao gồm các dữ liệu về khoản vay, thời hạn vay, lãi suất vay, người cho vay, thời hạn trả và hình thức chi trả, v.v.
  • Thực hiện quản lý những tài liệu, hồ sơ và các thông tin về hoạt động giao dịch hằng ngày của doanh nghiệp.
  • Ghi chép, giám sát và theo dõi về quá trình khấu hao những tài sản đang có của doanh nghiệp để kịp thời đề xuất các giải pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
  • Đảm bảo các hoạt động thu chi được cân bằng và không vượt quá ngân sách cho phép.
  • Lưu trữ thông tin, dữ liệu vào sổ cái của doanh nghiệp.
  • Phân công công việc kế toán, tài chính cụ thể cho các nhân viên, bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.
  • Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu báo cáo tài chính định kỳ để báo cáo cho cấp quản lý cao hơn theo yêu cầu.

Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Kế Toán Tổng Hợp Chi Tiết Nhất

Bookkeeping và Accounting khác nhau như thế nào?

Về vị trí

Về chức danh và vị trí công việc, Bookkeeping và Accounting là hai khái niệm rất khác biệt nhau.

Bookkeeping có nghĩa chính xác là hoạt động ghi chép. Do đó, công việc của bookkeeper sẽ là người đảm nhiệm chính trong các hoạt động ghi chép, lưu giữ mọi công việc giao dịch thu chi hằng ngày của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, accounting có nghĩa là kế toán. Công việc của một accountant sẽ thiên về quản lý sổ sách, tài chính của toàn bộ doanh nghiệp, trong đó đảm bảo được tiềm năng và khả năng sinh lời dựa trên các hoạt động tài chính và tình hình tài chính chung của doanh nghiệp.

Vì vậy, có thể xem công việc bookkeeping là một phần trong bộ phận accounting chung của toàn bộ doanh nghiệp.

Bookkeeping là từ dùng để chỉ công việc ghi chép tài liệu kế toán
Bookkeeping là từ dùng để chỉ công việc ghi chép tài liệu kế toán

Về mục tiêu của công việc

Mỗi vị trí công việc sẽ hoạt động theo những mục tiêu riêng được doanh nghiệp chỉ định. Và không nằm trong ngoại lê, mục tiêu của công việc bookkeeping và accounting hoàn toàn khác nhau:

  • Công việc của bookkeeper thường hướng đến việc các dữ liệu tài chính được lưu giữ đầy đủ, hoàn thiện và chi tiết nhất. Tất cả các dữ liệu tài chính này sẽ được tổng hợp và báo cáo định kỳ cho các vị trí cấp quản lý là accountant.
  • Bên cạnh đó, công việc accounting thường có mục tiêu chủ yếu về hiệu quả quản lý tài chính cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để định hướng, lên kế hoạch và đề xuất những hướng đi, mục tiêu phù hợp nhất, tốt nhất cho toàn bộ doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. 

Về trách nhiệm và công việc cụ thể

Với những sự khác nhau trên, công việc bookkeeping accounting cũng sẽ tương ứng với những trách nhiệm và công việc khác nhau.

Một người bookkeeper sẽ là người chịu trách nhiệm và mọi công việc chủ chốt liên quan đến ghi chép, lưu giữ, báo cáo thông tin, dữ liệu tài chính của toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời bookkeeper cũng cần đảm bảo các hoạt động được diễn ra liền mạch, không sai sót.

Bên cạnh đó, công việc accounting cần hoàn thành nhiệm vụ quản lý các vị trí bookkeeper hoàn thiện công việc đầy đủ và hiệu quả để tránh phạm phải những sai sót xảy ra trong quá trình ghi chép kế toán. Thông qua đó, accounting sẽ sử dụng những dữ liệu từ bookkeeper để tiến hành phân tích và lên kế hoạch, theo dõi các hoạt động tài chính theo yêu cầu.

Yêu cầu đối với một bookkeeper là gì?

Năng lực chuyên môn 

Nhìn chung, các công việc trong lĩnh vực kế toán thường đòi hỏi rất khắt khe và nghiêm ngặt về trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi cá nhân. 

Trong đó, công việc bookkeeper cũng không phải ngoại lệ. Một nền tảng kiến thức và năng lực chuyên môn vững chắc sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc giúp bạn phát triển xa hơn nữa trong nghề.

Để sở hữu năng lực chuyên môn cao, bạn bắt buộc phải theo học các ngành chuyên về kế toán và luôn rèn luyện bản thân để có thể đạt được công việc mong muốn.

Bookkeeping phải làm việc thường xuyên với các con số, dữ liệu kế toán
Bookkeeping phải làm việc thường xuyên với các con số, dữ liệu kế toán

Khả năng ngoại ngữ 

Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là lợi thế cho hầu hết các công việc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì vậy, công việc bookkeeping có lợi thế về ngoại ngữ sẽ là một điểm cộng giúp bạn đến gần hơn với các cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc giỏi ngoại ngữ cũng sẽ là công cụ hiệu quả giúp bạn tiếp cận nhiều nguồn tài liệu chuyên ngành hữu ích giúp bạn để phát triển chuyên môn tốt hơn.

Thành thạo tin học văn phòng, các công cụ hỗ trợ bookkeeping 

Khả năng tin học văn phòng thông thạo là yếu tố không thể thiếu của một bookkeeper thực thụ. Năng lực tin học văn phòng giúp cho công việc bookkeeping trở nên dễ dàng hơn khi phải làm việc liên tục cùng dữ liệu, con số và báo cáo, văn bản tài chính.

Đồng thời, bookkeeper cũng gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc sử dụng những phần mềm, công cụ hỗ trợ đế mang đến hiệu quả cao trong công việc.

Tư duy nhạy bén, phân tích số liệu tốt 

Sự nhạy bén với số liệu sẽ là chìa khóa quan trọng mang đến hiệu quả cho công việc bookkeeping. Kết hợp cùng với khả năng này, tư duy phân tích sẽ góp phần giúp bạn có những nhìn nhận và đánh giá chính xác về tình hình và vấn đề đang xảy ra tại các doanh nghiệp. 

Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ

Trong ngành kế toán, sự trung thực và tận tâm với nghề là điều quan trọng để đạt được đạo đức nghề nghiệp tối thiểu của công việc bookkeeping.

Bên cạnh đó, một người bookkeeper cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp đảm bảo các công việc kế toán được hoàn thiện một cách chính xác, hiệu quả vì những sai sót có khả năng gây ra hậu quả khó lường trong lĩnh vực kế toán, tài chính.

Khả năng làm việc dưới áp lực 

Trong ngành bookkeeping, có lẽ áp lực lớn nhất sẽ đến từ các con số, dữ liệu kế toán. Do đó, một tinh thần thép của bookkeeper sẽ giúp bạn vượt qua những áp lực công việc và hoàn thiện công việc với phong độ tự tin hơn.

Bookkeeping cần phải biết khả năng nghiên cứu và phân tích số liệu
Bookkeeping cần phải biết khả năng nghiên cứu và phân tích số liệu

Đọc thêm: Kế Toán Trưởng Là Gì? Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Trưởng?

Học gì, ở đâu để trở thành làm bookkeeping?

Hiện nay, để có thể làm việc trong ngành bookkeeping, bạn có thể tham gia học các ngành và chuyên ngành kế toán. Những nhóm ngành kế toán hiện đã và đang được đào tạo rộng rãi, phổ biến tại rất nhiều trường Đại học, Cao Đẳng ở Việt Nam.

Bạn có thể tham khảo qua một vài trường học đào tạo ngành kế toán dưới đây:

Khối Đại học:

  • Đại học Tài chính Marketing
  • Đại học Kinh tế
  • Đại học Kinh Tế – Đại học Huế 
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng 
  • Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM 
  • Đại học Ngân hàng
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội 
  • Đại học Ngoại thương (Hà Nội và Quảng Ninh)
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Công Nghệ TP.HCM 
  • Đại học Công Nghiệp TP.HCM 
  • Đại học Sài Gòn
  • Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 
  • Đại học Mở
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
  • Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM 
  • Đại học Hoa Sen 
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học RMIT
  • Đại học Nha Trang
  • Và các trường Đại học khác

Khối Cao đẳng:

  • Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
  • Cao đẳng Bách Khoa
  • Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
  • Cao đẳng Công Thương Hà Nội
  • Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Cao Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Miền Nam
  • Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội
  • Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương Mại Hà Nội
  • Và các trường cao đẳng khác

Kết luận

Thông qua những chia sẻ đầy đủ của Kabala Career Việt Nam về công việc bookkeeper là gì và những yêu cầu quan trọng mà bạn cần đạt được để có thể làm việc lâu dài trong ngành bookkeeping, hi vọng bạn đã có một bức tranh toàn cảnh về công việc thú vị này.

Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về các nghề nghiệp ngành kế toán và lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai.


Bookkeeper Là Gì? Bookkeeper Và Accountant Khác Nhau Ở Đâu?
Nguồn: glints.com

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)