Gamification marketing là hình thức marketing sáng tạo đang được rất nhiều thương hiệu sử dụng rộng rãi và đem lại kết quả vô cùng ấn tượng. Cùng Kabala Career tìm hiểu chi tiết gamification là gì và những lợi ích của hình thức marketing đem lại cho thương hiệu là gì nhé.
Gamification marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu về gamification marketing, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của gamification.
Gamification là gì?
Gamification là việc ứng dụng khéo léo cơ chế của trò chơi vào hoạt động marketing, giáo dục hay quản trị, cách làm này làm tăng tính tương tác và sự hấp dẫn với những người tham gia.
Gamification khuyến khích sự tham gia của người chơi, đây được xem là một công cụ sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo dựng điểm độc đáo, khác biệt so với đối thủ. Qua đó, gắn kết và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Có rất nhiều “ông lớn” đã ứng dụng và thu được kết quả vô cùng thành công bằng hình thức độc đáo này như: Coca-Cola, Pepsi, Shopee, McDonald’s, v.v.
Tùy vào đặc điểm doanh nghiệp, khách hàng mà gamification lại được sáng tạo để phù hợp, thu hút nhất với người tham gia.
Khái niệm Gamification marketing
Gamification Marketing là việc lồng ghép khéo léo cơ chế của một trò chơi vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra. Hình thức này giúp gia tăng sự tương tác và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Đọc thêm: Tất Tần Tật Về Marketing Game Cho Các Marketer Trẻ
Lợi ích của gamification marketing
Cùng tìm hiểu những lợi ích của marketing gamification đem lại để hiểu rõ hơn tại sao hình thức marketing này lại được các thương hiệu ưu tiên sử dụng đến vậy nhé.
Gia tăng tương tác của người dùng với thương hiệu
Bằng một trò chơi hấp dẫn trên website, bạn sẽ dễ dàng níu chân mọi người ở lại trang và thôi thúc họ chia sẻ tới bạn bè của mình. Từ đó, giúp nâng cao lượt truy cập cho website.
Hoạt động này không chỉ giúp tăng mức độ uy tín của trang web trong mắt Google, mà còn có tác động rất tốt cho hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho doanh nghiệp.
Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi
Thông thường, khi mức độ tương tác tăng lên thì tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù vậy, điều này không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy, nhưng bằng việc sử dụng gamification marketing thì điều này có khả năng xảy ra lớn hơn.
Nguyên nhân là do gamification marketing có khả năng truyền tải thông điệp vô cùng tự nhiên, và gần gũi, không mang lại cho khách hàng cảm giác bị gượng ép, bắt buộc.
Qua đó, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhớ về thông điệp hơn, và đem lại cho họ những cảm xúc tích cực. Khi đó, việc chuyển thành hành động là điều sớm muộn.
Tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng lên nhiều lần nếu trò chơi được tích hợp thêm các phần quà là mã giảm giá, quà tặng, v.v.
Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể tích hợp thêm một chương trình xúc tiến bán đặc biệt để kích thích tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Điều này cũng cho thấy hình thức marketing mới có thể kết hợp sáng tạo với các hình thức marketing truyền thống khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và marketing nói chung.
Tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Có thể thấy, chi phí bỏ ra để kiếm một khách hàng mới là cao hơn rất nhiều với chi phí giữ chân một khách hàng. Do đó, đối với các thương hiệu việc giữ chân khách hàng hiện tại và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều đặc biệt quan trọng.
Một trong những cách giữ chân khách hàng hiệu quả là việc Gamification Marketing bởi:
- Gamification marketing mang lại cho khách hàng những giá trị tích cực: Ngoài ra, hình thức này cũng mang lại cho bạn cơ hội để tri ân và giữ chân khách hàng bằng các chương trình tích điểm đổi quà, xếp hạng thành viên, v.v. Cách làm này khiến khách hàng cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn, giống như một phần của doanh nghiệp.
- Gamification marketing khiến khách hàng cảm thấy gần gũi: Khách hàng thích thú với các trò chơi của thương hiệu, thường xuyên ghé chơi để duy trì trạng thái và vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc và gần gũi với thương hiệu.
Qua đó, khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng có thể nhanh chóng nhớ và lựa chọn thương hiệu của bạn.
Thúc đẩy hoạt động trên Omnichannel Marketing
Bằng việc sử dụng gamification marketing, các hoạt động marketing hỗn hợp có thể được kết hợp chuyên nghiệp, khách hàng được chuyển từ trực tuyến sang trực tiếp và ngược lại.
Các chương trình trò chơi từ máy tính đến điện thoại, đến máy tính bảng, v.v. Tất cả được hiển thị vô cùng trơn tru và thống nhất.
Đây cũng được coi là mục tiêu của các thương hiệu đang hướng tới sự chuyên nghiệp – thực hiện omnichannel marketing. Nghĩa là hành trình di chuyển, hoạt động của khách hàng được dẫn dắt một cách mượt mà và thống nhất ở tất cả các nền tảng.
Bên cạnh đó, gamification cũng khiến cho hoạt động Omnichannel Marketing thêm phần sáng tạo và hấp dẫn hơn.
Dễ dàng đo lường hiệu quả
Trò chơi được tạo ra bởi thương hiệu, do đó mọi phần thưởng hay các quyết định đều nằm trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi một bên nào khác.
Doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát và đo lường hiệu quả chiến dịch như số người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia, v.v.
Các chỉ số này đều có thể khám phá bằng các công cụ social listening.
Thu thập thông tin khách hàng
Thu thập thông tin hành vi khách hàng: Thông qua gamification marketing, thương hiệu có thể thấy được những tương tác của khách hàng với trò chơi. Qua đó, biết được sở thích của họ, họ không thích gì, loại phiếu giảm giá nào được họ quan tâm nhất, v.v.
Tất cả các dữ liệu về hành vi của khách hàng đều được ghi lại và có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc thành công của các chiến dịch marketing trong tương lai.
Thu thập thông tin cá nhân của khách hàng: Từ xưa đến nay, việc thu thập hay xin thông tin cá nhân của khách hàng luôn là vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất. Tuy nhiên, bằng việc sử gamification marketing có thể khiến khách hàng để lại thông tin của mình một cách tình nguyện và vui vẻ.
Hình thức Gamification marketing
Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể sử dụng gamification marketing để thực hiện mục tiêu của mình. Dưới đây là một số hình thức gamification được sử dụng phổ biến.
Vòng quay may mắn
Khi tham gia trò chơi vòng quay may mắn, người chơi sẽ có cơ hội được nhận các phần thưởng, họ chỉ cần nhấn vào “Quay” là có thể bắt đầu.
Người tạo vòng quay có thể tùy ý thiết kế vòng quay như số lát cắt, phần thưởng, luật chơi, v,v. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những phần thưởng của bạn là có thật.
Quiz Game
Đây là một hình thức gamification khá phổ biến, được thiết kế với bộ câu hỏi có liên quan tới sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng cáo.
Để trả lời đúng các câu hỏi, người tham gia phải tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, thương hiệu đó.
Gamification Marketing Là Gì? Xu Hướng Marketing Trong Tương Lai
Nguồn: glints.com